Page 238 - RY 65 nam file dung
P. 238
Lý (Tân Yên) thuộc vùng tề Mỏ Thổ. Còn xã Hồng Kiều gồm xã Song Vân, Ngọc
Vân, Việt Ngọc bây giờ là vùng tự do. Năm 1950 cha tôi là ông Nguyễn Văn Súy làm
Lý trưởng vùng Tề Mổ Thổ do không giao đủ lính, phu đồn nên quan tây tại Đồn Mỏ
Thổ quở trách, gọi lên đồn 3 ngày. Khi về ông thấy chẳng lành liền đưa gia đình ra
vùng tự do thuộc xã Hồng Kiều ở tại thôn Đồng Cạn, xã Ngọc Vân cách Đình Vồng
chưa đầy 1 cây số, qua ngòi Vồng là tới đình Vồng. Bảy tuổi tôi được đi học - lớp học
là ngôi đình 3 gian 2 chái, bàn ghế là những mảnh gỗ, thanh tre ghép lại, các bạn phải
ngồi trên viên gạch chỉ, thày Vinh người thày mảnh dẻ, da đen, trầm tĩnh, nhưng rất
gần gũi trò. Sau này quay lại Song Vân tìm hiểu mới biết chính ngôi đình khi bắt đầu
đi học là chốn tâm linh - nơi thờ người có công với dân với nước, thờ Cao Sơn Quý
Minh và 18 vị quân công họ Dương là người địa phương thời nhà Mạc. Đây cũng là
nơi hội tụ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Ngôi đình này được khởi tạo từ đầu thế
kỷ 18 và đã nhiều lần trùng tu tôn tạo. Lớn lên tôi đi học tại Trường Đại học Nông
nghiệp II Việt Yên sau đó tham gia đoàn chủ đạo sản xuất nông nghiệp thuộc Bộ
nông nghiệp do ông Mai Thúc Lân làm trưởng đoàn (Sau này ông Mai Thúc Lân làm
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc rồi làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X). Rồi tôi được
phân công về xã Song Vân cùng anh Nguyễn Văn Kết, chị Nguyễn Thị Hà. Chúng tôi
ở tại trại chăn nuôi Trung Tiến HTX Đồng Tiến. Hàng ngày chúng tôi ra đồng hướng
dẫn xã viên kỹ thuật gieo cấy lúa xuân, làm bèo hoa dâu, trồng lạc xuân theo kỹ thuật
Trung Quốc. Chúng tôi chăm xuống đội, năng lội ra đồng nên xã viên thường gọi
chúng tôi với cái tên trừu mến “Anh cán bộ bèo dâu, chị thúc mầm” Lắm khi tôi vẫn tự
nhủ: Song Vân - Miền đất này gắn bó và như là có duyên. Lần đó trở về với Song Vân,
thăm Đình Vồng nơi tôi bắt đầu học. Tôi chạnh lòng thấy ngôi đình 3 gian, 2 trái mái
sụt lún, tường bong loang lổ, cửa gỗ xiêu vẹo, ít hương khói, vắng tanh. Cây thị cổ đầu
đình vàng lá, bỏ cành, ruột khô mục rỗng 2 ba đứa trẻ ngồi lọt thỏm, cách Đình vài
chục mét là cây thông già to cao nhất vùng vẫn sững vươn cao, gốc 2 người ôm không
xuể. Trước những năm 2000, Song Vân luôn là xã yếu kém. Đảng bộ chưa năm nào đạt
“trong sạch vững mạnh”. Nhiều người nói vui là “Xã Song Vân là xã Xong lần”.
Theo dõi việc làm lại ngôi đình Vồng, tôi cũng thường miên man với những
hoài niệm về vùng đất có ngôi đình cổ gắn bó với tuôi thơ của mình. Và sau 9 tháng
thi công, Đình Vồng hoàn thành, lễ khánh thành đúng dịp lễ hội 2004. Lại phát động
trồng cây khu vực Đình chùa Vồng. Những năm tiếp theo sửa lại chùa, xây gác
chuông, xây nhà mẫu, sân vườn, sới võ vật. Đình Vồng thành quần thể đẹp, sầm uất,
trầm mặc, linh thiêng. Năm 1912, Đình được Thủ tướng Chính phủ quyết định: Đình
chùa Vồng là di tích quốc gia đặc biệt - một điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Năm
2014: Cây thị cổ được công nhận là cây di sản quốc gia. Về thăm đình nhiều lần thấy
cây Thị xanh tốt tôi làm mấy câu thơ:
237