Page 237 - RY 65 nam file dung
P. 237
CHUYỆN Ở ĐÌNH VỒNG GIỜ MỚI KỂ
Nguyễn Văn Phả
Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên
Nói đến Tân Yên, mọi người thường nhớ đến các địa danh: Hồng Kiều - Cầu
Vồng, Vân Cầu và Lễ hội Đình Vồng bởi nó quá nổi tiếng và đi vào thơ ca từ xa xưa
“Trai Cầu Vồng Yên Thế”. Những năm tháng chiến tranh chống giặc Pháp, rồi đế
quốc Mỹ vì còn nhiều việc cần hơn nên lễ hội này tạm phải gác lại. Năm 1998, huyện
Tân Yên chủ trương khôi phục lại lễ hội Đình Vồng. Những năm đầu tái hội quy mô
còn nhỏ, chủ yếu là Tổng Vân Cầu xưa nhưng rồi dư âm của vùng đất này đã thu hút
khách thập phương. Lễ hội Đình Vồng trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu của
Bắc Giang. Lượng người đến hội ngày một đông, cao điểm là hội năm 2000 trong khi
khuôn viên, không gian lễ hội rất hạn chế, hội quá đông, phần tế, lễ, các trò chơi dân
gian được tái hiện. Khi màn tế ngựa diễn ra hay, đặc sắc, người xô đẩy, chen lấn
tưởng như vỡ hội. Đoàn đại biểu từ Thủ đô Hà Nội về do bà Hà Thị Quế - Nguyên ủy
viên Trung ương Đảng dẫn đầu ngồi hàng ghế đầu cũng bị chen lấn xô đẩy. Thực hiện
Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, xác định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, ngay sau đại hội Đảng bộ huyện Tân Yên lần thứ 15
(1999 - 2004), tôi được cấp ủy phân công chỉ đạo xã Song Vân. Năm 2003, huyện
đồng ý cho xã Song Vân, xây lại Đình Vồng bằng nguồn vốn xã hội hóa là chính. Lúc
đầu xác định khai thác vườn bạch đàn tại trường cấp I để làm đình. Đầu năm 2003
ông Nguyễn Văn Linh Chủ tịch UBND huyện Tân Yên thấy tôi ham say nhiệt huyết
công việc, có hiểu biết chút ít về văn hóa tâm linh, đình chùa, đền miếu, tôi lại đang là
cấp ủy - Phó Chủ tịch huyện phụ trách xã Song Vân nên phân công tôi trực tiếp chỉ
đạo xây dựng Đình Vồng. Khi được giao nhiệm vụ chỉ đạo xây đình Vồng, vào một
ngày đầu xuân 2003, tôi trực tiếp đưa 7 ông bà cụ cao niên, lãnh đạo xã Song Vân
ngồi trên chiếc xe U oát của huyện đã thăm đình Khả Lẽ, đình Đồng Nguyên - Bắc
Ninh sau đó về thống nhất xây Đình Vồng. Ngày 12/3/2003 khởi công khi đào móng
Đình nền móng Đình cũ lộ ra, được các cụ bản tự đồng tình. Móng được đặt lại đúng
hướng theo nền đình cũ, riêng 2 gian hậu cung xây to rộng hơn. Kiến trúc giữ nét cổ,
sử dụng vật liệu mới. Xã Đồng Nguyên (quê hương kết nghĩa 1971) đã cử đội thợ có
tay nghề cao do cụ Sửu 70 tuổi trực tiếp chỉ đạo xây dựng Đình. Khi khánh thành xã
Đồng Nguyên công đức án thờ, hoành phi, câu đối…
Nhớ lại. Năm 1947 giặc Pháp chiếm đóng Phủ Lạng Thương (nay là thành phố
Bắc Giang) chúng xây dựng đồn bốt khắp nơi, dồn dân, chia cắt làng xã lập vùng Tề
(vùng tạm chiếm). 4 xã gồm Thượng Lan, Minh Đức (Việt Yên), Ngọc Thiện, Ngọc
236