Page 241 - RY 65 nam file dung
P. 241
Liên Chung nơi có ngôi làng nhỏ của tôi đang đổi thay từng ngày chính là minh
chứng rõ nhất của công cuộc vươn lên mạnh mẽ của Tân Yên. Xưa kia chiêm khê
mùa thối, cái đói cái nghèo theo suốt mấy mùa, trẻ con đi học nhọc nhằn đủ bề. Nay
ấm no đã tràn ngõ xóm, hộ nghèo ngày một giảm, đường đi lối lại thuận tiện, chuyện
học chữ của trẻ em đã thơ thới, dễ dàng. Cha tôi- ông giáo già, đồng thời là người lính
cụ Hồ năm xưa, sớm nào cũng đạp xe xuống cây cầu mới bắc qua sông Thương, nối
xã Liên Chung và xã Dương Đức (Lạng Giang) với niềm tự hào rạng rỡ, rằng chưa
bao giờ lại sung sướng thế, vèo cái đã sang bên kia sông. Cả mấy trăm năm nay,
người dân hai bên bờ sông muốn thăm gặp nhau phải đi đò, lũ trẻ chọn cách bơi qua
sông. Trai gái bên này, bên kia sông muốn yêu nhau cũng khó. Cây cầu hiện tại chính
là niềm mơ ước của hàng nghìn người dân nhiều thế hệ hai bên bờ sông. Ý nghĩa lớn
lao đó làm thay đổi đời sống con người. Liên Chung từ vùng quê nghèo khó giờ đã có
nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng như sâm Nam núi Dành, tương, nem Liên
Chung, hành tỏi tía... Nhiều triệu phú, tỉ phú xuất hiện nhờ trồng sâm, nuôi dê, nuôi
lợn, thả cá... Hôm trước, tôi đi cùng đoàn nghệ sĩ Nhiếp ảnh Bắc Giang về thăm mô
hình ươm giống cây sâm Nam ba lá của anh Nguyễn Văn Nam thôn Lãn Tranh mà
ngạc nhiên. Với giá bán 30-35 nghìn đồng/cây sâm giống, từ mấy sào đất vườn đồi,
anh thu về tiền tỉ mỗi vụ. Chính anh Nam cũng tâm sự, khi phá vườn cây ăn quả lâu
năm đi làm giống sâm, anh cũng không nghĩ rồi có lúc mình cầm tiền tỉ trong tay...
Riêng tôi, từng chứng kiến và lớn lên từ lam lũ, đói nghèo của chòm xóm mình từ thơ
bé thì xúc động nghẹn ngào. Nhìn những ngôi nhà đẹp như mơ ở khắp các thôn, làng
trong xã đủ thấy bước tiến xa trong đời sống kinh tế. Đình Vường, chùa Không Bụt,
đền Dành vốn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người làng, người xã, giờ trở
thành điểm đến cho đông đảo khách viễn du. Trường học có tủ sách, thư viện, chuyện
trẻ em đi học thèm khát cuốn sách mới chỉ còn là quá khứ mờ xa. Lần nào về thăm
nhà, đi qua trường tiểu học, tôi vẫn đứng lại trên đỉnh dốc bồi hồi. Rặng cây kia, con
đường kia, thầy giáo chủ nhiệm từng đi xe đạp đến tận nhà đón tôi đi thi học sinh giỏi
nhiều năm. Hình bóng thầy ân cần, tận tụy và tình cảm không bao giờ phai trong tâm
trí tôi. Nhìn lũ trẻ ăn mặc sạch sẽ, khăn đỏ trên vai ào ra khỏi cổng trường, leo lên xe
máy bố mẹ đón về mà thấy vui. Cảnh đón con tan học đúng là của cuộc sống hiện đại,
chứ xưa kia khi kinh tế khó khăn, bố mẹ còn bận kiếm sống, trẻ tự đến trường.
Sáng ấy ở Phúc Hòa, đi theo xe các nhiếp ảnh gia vòng quanh các dải đồi vải
sớm, ngắm những ngôi biệt thự xây kiểu phương Tây nổi bật trên nền quả đỏ, khách
xa trầm trồ như vào một làng ở châu Âu vậy. Những khuôn mặt trai làng khỏe mạnh,
đẫm mồ hôi bê các thùng vải lên cân...Những tiếng cười giòn tan của các mẹ, các chị
trong ngõ xóm lan xa. Cô gái đẹp nhất làng đồng ý trèo lên hái vải làm mẫu cho các
nghệ sĩ nhiếp ảnh tác nghiệp. Trẻ con xinh tươi như hoa ùa ra từ con ngõ gần đó...
Bức tranh nông thôn thật đẹp đẽ và sống động. Tối đó, những người lần đầu về Tân
240