Page 19 - Bi quyet quan nguoi
P. 19
quý.
* Trồng gì được nấy
Trời sinh ra hình dáng muôn loài không giống nhau, là do thu nạp nguyên khí không giống
nhau. Hình dáng có thứ dài, ngắn, dày, mỏng, khi sinh ra đã cố định, làm sao có thể thay đổi?
Căn cứ vào những đặc điểm khác nhau của mỗi người để sử dụng, đó là tố chất quan trọng của
người lãnh đạo.
Người xưa đã nói: "Lấy ý ta đo ý người, càng thế càng sai. Nên uy thế nhỏ sai ít, uy thế lớn
sai nhiều, tuy lấy sức ép người, đâu được lòng ta. Đó là cách người quân tử xưa dùng người, tuỳ
khả năng mà giao việc, tùy sức mà làm; dùng những điểm mạnh của họ tránh điểm yếu, để họ
làm việc hết mình". Có nghĩa là phải dựa vào tài năng bẩm sinh của người mà dùng người.
Phương pháp cụ thể là:
1. Dùng người phải nhắm vào tài năng của họ, phải nghiên cứu năng lực họ để sử dụng.
2. Dùng những mặt mạnh của họ, tránh những mặt yếu, khiến họ vui vẻ làm việc, không lười
nhác.
3. Họ không biết thì bày vẽ cho họ làm, không nên lấy trí tuệ mình làm mốc mà trách cứ họ.
4. Họ không làm được thì phải hướng dẫn, không lấy khả năng của mình để oán trách họ.
Với 4 cách làm trên, ta có thể phát huy được tài năng của mọi người.
* Lấy lòng so lòng, từ mình suy ra người
Trong việc quản lý cấp dưới phải nhớ bài học "cái mình không thích, không được đẩy cho
người khác" là điều rất có ích, như vậy sẽ tránh được những yêu cầu khó chấp nhận của cấp
dưới, tránh được những trường hợp khó xử, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, giữa người
với người.
1. Từ mình suy ra người. Là dùng thước đo của mình để đánh giá ngôn ngữ cử chỉ xem
người ta có thể chấp nhận không, chỗ dựa của nó là người phải đồng lòng, lấy lòng so lòng, phải
đặt mình vào vị trí của đối phương để xem phản ứng đối với lời nói và việc làm có cảm nhận
thế nào, phải hiểu và thông cảm người khác.
2. Phải rộng lượng với người khác. Phải có tinh thần chủ động "nhường đường".
3. Phải khoan dung nhường nhịn. Trong khi giao tiếp với người khác thường có một số việc
không thông cảm với nhau; có cá tính, tâm tình, ý thích, yêu cầu không thống nhất; có những
nhận thức khác nhau trong đánh giá sự việc, sinh ra mâu thuẫn, va chạm. Lúc này ta cần phải
tôn trọng ý kiến người khác, tìm ra lập trường chung, chủ động "nhường đường", không nên
"tranh giành phần hơn". "Lịch sự nhường bước" có thể giữ được "an toàn" vừa lợi mình vừa lợi
người.
4. Rộng lượng với người, nghiêm khắc với mình. Trong công việc phải chuyên cần, không lơ
là cẩu thả, đã tốt phải làm tốt hơn. Trong giao tiếp thường ngày, đối đãi với mọi người phải
lịch sự giữ chữ tín, phải nghĩ vì người khác, gặp nguy hiểm phải đứng lên phía trước, khi va
chạm phải chủ động nhường nhịn.
5. Rộng lượng với người, không được có bụng dạ hẹp hòi.
* Quan hệ thích đáng với mọi người