Page 14 - Bi quyet quan nguoi
P. 14

giỏi hơn người. Cấp trên kém năng lực ra chỉ thị thì có những biểu hiện không phục tùng với
  những mức độ khác nhau.

      4. Cho rằng năng lực của mình hơn đứt cấp trên, vậy mình phải lãnh đạo anh ta. Do bị chi
  phối bởi tâm trạng đó, nên có ước muốn thay thế làm lãnh đạo.

      5. Lo cấp trên kém năng lực không dung nạp được mình, nên lúc nào cũng chú ý giấu tài.


      * Cấp trên không được làm người cô độc

      Người ta vẫn thường nói, kẻ hạ đẳng chỉ biết dùng sức mình, kẻ trung đẳng biết dùng sức
  người, kẻ thượng đẳng biết dùng sức và trí tuệ kẻ khác. Là người lãnh đạo kiệt xuất, bạn phải
  biết cách chọn lựa và mở rộng đội ngũ nhân tài của mình, nhất định không được ôm hết mọi
  việc, trở thành con người cô độc.


      Ví dụ một nhân viên tiếp thị rất có năng lực, rời khỏi chủ, ra mở một cửa hàng bán lẻ. Cửa
  hàng phát triển nhanh chóng, mở rộng đội ngũ nhân viên, nhưng anh ta vẫn giữ mọi quyền
  quyết định (bao gồm nhiều ngành nghề và cương vị mới). Thực tế một mình anh ta phụ trách
  công việc. Nên khi anh ta bị bệnh , phải rời phòng lòng việc mấy ngày, bỗng nhiên xí nghiệp
  như trời sụp. Không có ai ký séc, không ai quyết định việc mua bán, giải quyết mọi công việc,
  làm anh ta rã rời tinh thần. Lúc này mới biết khéo sử dụng trí lực của người khác quan trọng
  biết bao.

      * Cấp trên không được kiêu ngạo và keo kiệt

      Kiêu ngạo và keo kiệt là hai chữ "vi rút" làm tổn hại đến phẩm đức của lãnh đạo, vì:


      1. Làm lãnh đạo không được kiêu ngạo sẽ mất lòng người. Mất lòng người thì cấp dưới sẽ xa
  rời, tập thể sẽ chống lại bạn.

      2. Làm lãnh đạo không được keo kiệt, keo kiệt sẽ không thưởng cho cấp dưới, không được
  khen thưởng thì cấp dưới đâu chịu sống chết với mình, không lập được công trạng, tập thể sẽ
  suy yếu.


      * Cấp trên không thể có mắt không có con ngươi

      Trên thế giới này có biết bao tài năng giả dối, coi thường kẻ có tài, nên việc thành thì ít, thất
  bại có dư. Là cấp trên không thể có mắt không ngươi, không biết phân biệt sử dụng người tài,
  gây tổn thất đến tập thể. Những người này thường biểu hiện:

      1. Tuy có mưu lược nhưng không phân biệt được đúng sai.


      2. Tuy trọng lễ nghĩa, nhưng không dùng được người tài.

      3. Tuy có pháp chế, nhưng giải quyết những vụ va chạm không công minh.

      4. Tuy giàu có, nhưng không tiếp tế cho người nghèo.


      5. Tuy có trí tuệ, nhưng không đề phòng được sự bất trắc.

      6. Tuy suy nghĩ kỹ, nhưng không ngăn được vấn đề chi tiết xảy ra.


      7. Tuy thăng quan tiến chức, nhưng không tiến cử được người hiểu biết.

      8. Tuy đường hoạn nộ xuôi chèo mát mái, nhưng không tránh khỏi lời ong tiếng ve.
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19