Page 9 - Bi quyet quan nguoi
P. 9
6. Phải nói cho nhân viên biết những khó khăn. Hãy báo cho nhân viên biết những khó khăn
hiện thực, có thể ngăn ngừa không để mâu thuẫn sâu sắc.
7. Phải quan tâm đến nhân viên. Có khi chỉ quan tâm vào chút việc nhỏ, cũng có thể cải
thiện rất lớn đến quan hệ quần chúng của bạn.
8. Khai thác phát triển trí tuệ của nhân viên. Hãy tranh thủ ý kiến của những nhân viên
dưới quyền, khiến họ phải động não suy nghĩ, khai thác phát triển trí tuệ của họ.
9. Phải biết lắng nghe nhiều loại ý kiến. Khi đưa ra quyết định, phải biết lựa chọn trong
những phương án có thể lựa chọn, phương án tốt là phương án được chọn ra bằng cách so sánh
với các phương án kém hơn.
10. Phải quan tâm chú ý đến cách thức bố trí nhiệm vụ. Người cấp trên thông minh nhất là
người rất ít phải sử dụng đến uy quyền.
11. Phải nhìn vào kết quả công việc chứ không phải lượng công việc nhiều hay ít. Đánh giá
một con người phải chú ý đến sự cống hiến của anh ta.
12. Phải có dũng khí nói "Không". Một người kinh doanh giỏi phải có dũng khí nói "không",
và sau chữ "không" mạnh mẽ đó phải làm cho cấp dưới thấy được sự uy nghiêm của người
lãnh đạo.
* Bản lĩnh của người lãnh đạo
1. Phải biết nói năng. Nói năng là năng lực cơ bản nhất của một con người, dù là ra lệnh, là
biện hộ cho bản thân, hay là trình bày lập trường của mình, nếu nói năng khéo léo, có thể có
được hiệu quả lớn gấp bội.
2. Quan hệ tốt với mọi người. Quan hệ với mọi người là một nghệ thuật trong đời sống
hàng ngày, có nhiều lúc ta phải quan hệ với người khác, cả khi quan hệ với cấp dưới khó xử ta
vẫn là người chiến thắng.
3. Phải có tính hài hước. Tính hài hước là một vũ khí khá quan trọng trong công tác quản lý
nó có thể hoá giải mối quan hệ căng thẳng giữa người với người, có thể làm dịu tình hình căng
thẳng giữa người này với người kia, đó là một công cụ không mất tiền mua mà lại có hiệu quả
nhất.
* Lời nói của người lãnh đạo
1. Phải học cách nói năng, khéo nói và tài nói.
2. Phải có tính quyền uy. Người lãnh đạo cần phải sử dụng ngôi thứ nhất là "Tôi" làm cách
nói khảngh định, ví dụ như "Tôi cho rằng", " Tôi quyết định" để đối phương biết đó là một sự
thật. Nếu mà thay cách nói thành " ý anh thế nào ? ", "Anh nói xem thế nào ?", thì sẽ trở nên yếu
thế.
3. Thường dùng cách nói ở thời hiện tại, nhất thiết không được dùng "Lần sau anh nhất
định phải giữ được bình tĩnh..." sự thực là, nếu bỏ qua lần này thì lần sau khi gặp phải trường
hợp như thế này, anh sẽ vẫn nói theo cách như thế. "Lần sau, anh phải tuyệt đối giữ được bình
tĩnh..." như thế không tạo được uy nghiêm, không thể nào xoá được thực trạng.
4. Cách nói nhất định phải rõ ràng, tuyệt đối không được phép do dự, trần trừ. Nhất thiết
phải tránh cách nói dùng những từ như "tương đối" hoặc "có", "điều kiện", phải nói là "Anh
phải thế", "Anh phải hiểu...".