Page 8 - Bi quyet quan nguoi
P. 8

tài và định mức để kích thích tính tích cực của con người.

      3. Khoa học hành vi. Coi cấp dưới là "con người xã hội", điều động tính tích cực của con
  người từ góc độ quan hệ giữa người với người.


      4. Quản lý hiện đại. Coi cấp dưới là "Con người phức tạp", chủ ý nghiên cứu từ các khía cạnh,
  thoả mãn yêu cầu của cấp dưới, điều động tính tích cực của họ.


      Diễn biến từ "con người máy", "con người kinh tế", "con người xã hội" đến con người phức
  tạp, con người đã làm thay đổi được địa vị nô dịch, bị bóc lột, phát huy được tính chủ động, tích
  cực, sáng tạo của họ, mở ra tương lai rộng lớn.


      * Chế độ lãnh đạo

      Về quản người, có 4 chế độ cần phải duy trì:

      1. Xây dựng bộ máy quản lý nhân tài và đặt ra các quy tắc chế độ quản lý nhân tài.


      2. Đề ra các chính sách, kế hoạch khai thác phát triển nhân tài và giám sát tình hình thực
  hiện.

      3. Tổ chức giao lưu và lưu chuyển hợp lý nhân tài giữa các khu vực, các nghành, các xí
  nghiệp và trong nội bộ xí nghiệp.

      4. Xây dựng hồ sơ nhân tài, làm căn cứ để quản lý nhân tài.


      * Nguyên tắc của người lãnh đạo

      1. Nguyên tắc có thể lên, có thể xuống. Phải dựa vào tính chất khác nhau, trình độ khác
  nhau của nhân tài để quản lý đúng vị trí vầ nâng cao tài năng từng cấp.

      2. Nguyên lý điều tiết tầng thứ theo hệ thống. Quản lý phải có tầng thứ. Tầng thứ ít, biên độ
  quản lý phải rộng; biên độ quản lý hẹp tầng thứ sẽ tăng.

      3. Nguyên tắc bổ sung cho nhau. Xí nghiệp hiện đại cần phải có nhiều nhân tài.


      4. Nguyên tắc phải theo tình hình động. Tình hình công tác có thay đổi, nhân tài cũng sẽ
  thay đổi, nhân tài lưu động sẽ giúp phát huy được tài năng.

      * Phương pháp của người lãnh đạo

      1. Coi công việc của cấp dưới là việc của mình.


      2. Phải hòa mình với cấp dưới. Hành vi thường ngày của người lãnh đạo, cấp dưới đã nhìn
  thấy rõ. Đừng nên cho rằng bạn có thể thao túng được mọi người mãi mãi, khi lợi ích thiết thân
  của nhân viên bị tổn hại, họ cũng sẽ vùng lên chống lại. Cho nên phải hòa mình với họ, có thể
  xóa bỏ được ý nghĩ thù hằn của họ.


      3. Phải đặt mình vào vị trí của họ. Phải luôn luôn xuất phát từ quan điểm của họ để kiểm
  nghiệm xem quyết định của bạn đúng hay sai.


      4. Hãy giao quyền cho nhân viên tuyến một. Những việc cụ thể nên để cho nhân viên tuyến
  một quyết định.


      5. "Phóng tay giao quyền". Một người lãnh đạo kinh doanh có hiệu suất cao cần phải biết
  "phóng tay giao quyền" để giành thời gian vào những công việc người lãnh đạo cần làm.
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13