Page 7 - Bi quyet quan nguoi
P. 7
I. NHẬP MÔN QUẢN NGƯỜI: QUẢN XA KHÔNG
BẰNG QUẢN GẦN, HIỆN QUAN KHÔNG BẰNG
HIỆN QUẢN
Cách quản người lấy phục tùng làm gốc. Nếu muốn người khác phục tùng, người lãnh đạo
phải có tố chất cao hơn người khác một cái đầu, phải có biện pháp khiến người tin phục, chế
độ quản lý chặt chẽ và nguyên tắc kiên định. Bản lĩnh nhìn người nhận biết người, biết tỏ ra uy
nghiêm ngăn cấm và lời nói thuyết phục lòng người. Có được những biện pháp nguyên tắc đó,
khi quyền lực trong tay, mới có thể ra lệnh thi hành. Nếu không cũng chỉ là có chức hờ, không
ai phục tùng, khó mà nhập môn quản người.
* Tố chất của người lãnh đạo
1. Lấy đức quản người
Thế nào là đức? Người xưa nói: "Bản thân phải chính trực, không cần ra lệnh cấp dưới vẫn
thi hành; bản thân không chính trực, có ra lệnh cấp dưới vẫn không tuân theo". Thật đơn giản
lại rõ ràng. Nếu người lãnh đạo lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật, kỷ luật, làm tổn hại
đến của công để lợi cho cá nhân thì sẽ mất hết uy tín. Ngược lai: "Không tư lợi, thân giá sẽ cao;
không kiêu căng, uy càng lớn". Một người lãnh đạo có phẩm đức cao cả chí công vô tư, nhất
định sẽ được tôn kính khâm phục, uy danh sẽ càng cao.
2. Lấy học thức quản người
Một người lãnh đạo nếu không có đủ tri thức và trình độ nghiệp vụ cao, thậm chí vô học, mà
lại hoa chân múa tay trước mặt cấp dưới có chuyên môn, thật khó có ai phục anh ta. Ví dụ, hiệu
trưởng một trường mà lại không thể lên lớp giảng bài, một viện trưởng bệnh viện mà lại không
biết về y thuật, thì làm gì có uy tín. Ngược lại nếu có đầy đủ trình độ chuyên môn cần thiết,
không những có thể vận dụng hiểu biết của mình lãnh đạo tốt công tác của ngành, đơn vị mình
mà còn có nhiều tiếng nói chung với cấp dưới. Người lãnh đạo như thế, hỏi ai không kính phục.
3. Lấy tài quản người
Một người lãnh đạo tài hoa có thể tạo ra cho người khác cảm giác tin cậy, an toàn, dù trong
hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Nhân viên do người ấy lãnh đạo vẫn đồng tâm, đồng sức theo
người lãnh đạo vượt qua khó khăn. Nếu người lãnh đạo có cách nói năng sinh động, lưu loát,
ngắn gọn, có tính lôgic, có sức thuyết phục, lan truyền thì đó là một người lãnh đạo có tư tưởng
sâu sắc, hiểu biết rộng, trình độ cao. Còn nếu nói năng thô thiển khô khan, sáo rỗng, lề mề, câu
sau không ăn nhập với câu trước, không hề có một sự khiêu gợi, khuyến khích, người ta sẽ cảm
thấy đó là người lãnh đạo có trình độ tồi. Những điều đó có thể phản ánh năng lực lãnh đạo cao
hay thấp, tốt hay xấu.
* Biện pháp của người lãnh đạo
Dựa vào sự phát triển của lịch sử loài người, con người hiện đại chia biện pháp quản lý
người thành 4 loại:
1. Quản lý truyền thống. Cấp dưới bị coi như "người máy", "bộ phận máy móc", quản lý một
cách tàn nhẫn phi nhân tính.
2. Quản lý khoa học. Ông chủ coi như cấp dưới là "con người kinh tế", chủ yếu dựa vào hiền