Page 22 - Bi quyet quan nguoi
P. 22

* Cho cấp dưới cả dây và tiền

      Người lãnh đạo thông minh rất thấu hiểu hai việc trói buộc nhân tài và khen thưởng nhân
  tài là phải hợp làm một.


      Một người Pháp đã viết trong cuốn sách "Sức hấp dẫn của Nhật Bản" có thể so sánh phân
  tích giữa hai nước Mỹ và Nhật Bản: Trong 35 năm chiến tranh, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng
  nhanh gấp ba lần Mỹ, hiệu suất lao động sản xuất cao gấp ba lần Mỹ, lượng dự trữ nhiều gấp
  năm lần Mỹ, đầu tư hơn gấp hai lần Mỹ. Vậy do nguyên nhân gì? Người Nhật đã nắm được nghệ
  thuật "Quản lý người", nắm được bí quyết thoả mãn được người lao động, đến mức người lao
  động cho rằng quyền lợi xí nghiệp chính là quyền lợi của bản thân họ. Như ông chủ hãng xe hơi
  Honda Nhật Bản, ông ta đã dùng các biện pháp "cho" nhà lầu, xe hơi, tăng lương, đặt tiệc mừng
  sinh nhật những công nhân viên tích cực cộng tác với hãng, để kích thích tính tích cực của
  nhân viên. Nhưng ông ta quy định: Nếu đi làm chỗ khác, sẽ thu hồi những phúc lợi đã "cho".
  Nhà tư bản đã dùng biện pháp như thế để trói buộc nhân viên làm việc cho mình, đó chính là
  điều mà họ gọi là "Bí quyết!". Ở Mỹ coi việc làm của nhân viên là một thứ hàng hoá giản đơn,
  còn Nhật Bản có thể "tin tưởng ở những người nắm tư liệu sản xuất". Những điều đó cho thấy
  nhìn nhận vấn đề căn bản là đối xử với công nhân viên như thế nào, có ảnh hưởng đến hiệu
  xuất lao động sản xuất, đến hiệu quả kinh tế, đến tính tích cực của công nhân viên.

      * Không điều tra không có quyền quyết định

      Trong công việc sự vụ rối rắm, người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết đoán chính xác, là
  do người đó nắm được phương pháp cơ bản quan sát sự việc. Dưới đây là 5 phương pháp có
  thể tham khảo:

      1. Phải phán đoán những việc đúng sai rõ ràng rồi có quyết đoán chính xác.


      2. Đối với kẻ giấu diếm giả dối, phải bí mật điều tra bản chất sự việc rồi mới quyết đoán.

      3. Đối với người chân thành ngay thẳng, phải tìm hiểu từ góc độ tín nhiệm với người trung
  thành để quyết đoán.

      4. Đối với kẻ gian manh phải điều tra tìm hiểu từ góc độ đối với bọn gian trá để quyết đoán.


      5. Đối với người thủ cựu, phải bằng biện pháp thông thường theo tập quán thông lệ để phán
  đoán giải quyết.

      * Biết người giao đúng việc, dùng người không nghi ngại

      Một người lãnh đạo sáng suốt, đối với nhân viên cấp dưới phải khéo sử dụng họ trong sự
  tín nhiệm, để phát huy tính tích cực của họ. Những kinh nghiệm dưới đây có thể tham khảo.


      1. Dùng người phải làm sao cho công việc phù hợp với tài năng, phải hiểu cấp dưới có thể
  làm những việc gì, để phái họ đến nơi họ có thể phát huy cao nhất sở trường của họ, phát huy
  ưu thế nhân tài.

      2. Công việc phải phù hợp với tính cách. Đặt những người có tính cách khác nhau vào
  những cương vị khác nhau, người nào việc nấy, hợp chí hướng sẽ có lợi cho việc phát huy sử
  trường.


      3. Trong việc sắp xếp nhân viên, phải vận dụng được hiểu biết bổ sung cho nhau theo
  nguyên tắc bổ sung lẫn nhau về năng lực, tính cách, lấy cái hay của người này bù cho cái kém
  của người kia.

      4. Phải xác định thời gian luân chuyển nhân viên cần thiết.
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27