Page 25 - Bi quyet quan nguoi
P. 25

2. Yêu cầu người được bổ nhiệm phải có thể đồng cam cộng khổ với nhân viên cấp dưới các
  cấp, khêu gợi hành vi kinh doanh tốt, từ bỏ thói xấu.

      3. Yêu cầu người được bổ nhiệm có thể đoàn kết, quan hệ tốt với mọi người tài các cấp,
  phối hợp ăn ý với nhau, làm việc có hiệu quả.

      4. Yêu cầu người được bổ nhiệm có thể thu hút được nhiều nhân tài các ngành nghề chuyên
  môn khác, để họ phối hợp tốt với mình, hoàn thành tốt công việc hàng ngày.

      * Chữ tín là sự sống còn của người quản lý


      Đối với chữ tín người xưa có câu nói:"Một lời nói ra, bốn ngựa không đuổi được", "Một lời
  hứa tựa ngàn vàng". Người trọng chữ tín mới có thể làm người khác yên lòng, mới được mọi
  người tin tưởng, bản thân cũng yên lòng. Người lãnh đạo sáng suốt biết giữ chữ tín, ổn định
  được uy tín của mình, trong quan hệ với đồng sự như cá với nước; ngược lại sẽ trở thành người
  cô độc, một mình một bóng.

      Yên Chiêu Vương khi cầu hiền, Quách Nguy nói: "Người trọng dụng ta, thì người hiền tài
  trong thiên hạ sẽ đến". Nên Yên Chiêu Vương sai lập đàn cao bên sông Dịch Thuỷ, tích trữ vàng,
  chiêu mộ được hiền sĩ trong thiên hạ. Những hiên sĩ như Châu Diễn, Kịch Tân, Nhạc Nghị... đều
  kéo đến, khiến cho nước Yên cường thịnh nhanh chóng. Bởi Yên Chiêu Vương đã dựa vào chữ
  tín.

      Ngược lại, Chu U Vương sủng ái Bao Tự, Bao Tự không thích cười, Chu U Vương tìm mọi
  cách làm nàng cười, thậm chí đến mức đốt cháy phong hoả đài, đùa bỡn chư hầu để có được
  tiếng cười của người đẹp việc đốt cháy phong hỏa đài coi như Chu U Vương đã đốt luôn cả chữ
  tín. Đến khi kẻ địch đến thật, bèn nổi lửa đốt phong hoả đài, nhưng không ai đến cứu viện, thật
  là tiếng cười mất nước, mất mạng vì mất chữ tín.

      * Chữ tín là cơ sở của lòng người


      Người lãnh đạo thông minh không bao giờ vì tình hình thay đổi mà thu lại những điều mình
  đã hứa, vì biết rằng làm thế sẽ mất lòng người.

      Gia Cát Lượng trước khi Bắc phạt Trung Nguyên, đã thống nhất với Dương Nghi chia 20 vạn
  quân thành hai ban để tác chiến luân phiên, mỗi kỳ là 100 ngày. Năm Kiến Hưng thứ 9, ban thứ
  nhất 10 vạn người tác chiến với quân địch ở Lỗ Thành, qua 100 ngày đến ngày thay ban, quân
  mới của ban kia đã rời khỏi Xuyên Khẩu, nhưng chưa tới địa điểm, bỗng có tin báo, quân nước
  Nguỵ và lính Tây Dương có 20 vạn binh mã đến xâm phạm. Dương Nghi thấy thế bèn đề nghị
  cứ giữ 10 vạn quân cần thay thế đó ở lại, đợi đánh xong trận này thay thế cũng chưa muộn. Gia
  Cát Lượng liền nói: "Không được, ta dùng binh khiển tướng, lấy chữ tín làm gốc, đã có lệnh từ
  trước, đâu dám thất tín? Huống hồ lính Thục cần thay, đã có kế hoạch chuẩn bị về nhà, cha mẹ
  vợ con họ tựa cửa trông mong; ta dù có gặp khó khăn lớn, cũng không được giữ họ lại!". Rồi lập
  tức hạ lệnh 10 vạn quân được thay ban, quay về ngay. Quân sĩ nghe nói đều hết sức cảm động,
  họ hô lớn: "Thừa tướng đã ban ơn như vậy, chúng tôi đều nguyện xin ở lại, mọi người xin xả
  thân, tiêu diệt quân Ngụy!". Trong trận chiến đấu đó "mọi người hăng hái chiến đấu, tướng tài
  quân giỏi, nên thắng lớn".


      * Nêu gương đầu tàu có thể kéo theo toàn cục

      Người lãnh đạo sáng suốt rất coi trọng vai trò gương mẫu của mình trong tập thể, bởi vì họ
  hiểu đạo lý, trong quá trình quản lý phải "giữ con người mình ngay thẳng làm gương, không
  cần ra lệnh cấp dưới vẫn chạy việc: Con người mình không thẳng, dù có ra lệnh họ cũng không
  làm" nên lấy mình làm gương để kéo toàn cục.
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30