Page 27 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 27
mặt chủ quan giữa những người đồng phạm.
Tình tiết “phạm tội có tổ chức” đã được Hội đồng thẩm
phán, Tòa án nhân dân tối cao giải thích tại Nghị quyết số
02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết
số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 như sau:
“Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.Trong thực tế, sự câu kết có
thể thể hiện dưới các dạng sau đây:
a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức
phạm tội như đảng phái, hội đoàn phản động, băng, ổ, nhóm
trộm cướp... có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng
có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm
đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã
Hỏi: Phân biệt các khái thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.
niệm “tội phạm có tổ chức”, b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều
“tổ chức phạm tội”, “phạm tội lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.
có tổ chức”?
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một
lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch
được tính toán kỹ càng, chu đáo, có sự chuẩn bị phương tiện
hoạt động và có khi chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội
phạm”.
* Với tính chất trên, đồng phạm có tổ chức có những
đặc điểm sau:
- Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt
động có tính chất lâu dài, bền vững, thường có sự phân công
vai trò thực hiện tội phạm khác nhau giữa những người đồng
phạm nhằm thực hiện nhiều tội, phạm tội nhiều lần.
- Nhóm tội phạm luôn có sự bàn bạc, thỏa thuận trước về
việc cùng thực hiện tội phạm, những người đồng phạm
thường có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc
thực hiện cũng như che giấu tội phạm với phương pháp, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt.
23