Page 8 - kyuc_ngay_ay
P. 8
Tản mạn Ký ức ngày ấy
Nón che cho cô học trò
Ngày hai bữa lên trường học tự do”
“Chữ Quốc ngữ, chữ nước ta
Con cái nhà, đều phải học
Miệng thì đọc, tai thì nghe
Đừng khóc nhè, chớ láu táu
Em lên sáu, học vỡ lòng
Đọc cho thông, thì mẹ mến”
3. Bậc tiểu học
Cuối năm Mẫu giáo là học sinh ngoan giỏi nên tôi được một phần thưởng với một
ram vở 50 trang, hai hộp bút chì, một quyển sách hình vẽ để tập tô màu… tôi
thích nhất là hộp cu lơ 12 màu. Lúc ấy, tôi vẽ không đẹp mấy nhưng năng khiếu
về kỹ thuật tô màu hình vẽ đã có trong tôi tự bao giờ. Dùng bút chì màu để tô các
hình vẽ sẳn lúc nào tôi cũng được thầy cô khen bởi cách tô của tôi rất đều màu.
Nhớ lại những năm khó khăn ấy, vì không có điều kiện để mua hộp bút chì màu
nên đành phải dùng cây màu bằng sáp. Tô bằng sáp màu rất khó, nếu không biết
cách màu sẽ đậm lợt không đều trông rất xấu. Vậy mà lúc ấy tôi đã biết cách sau
khi tô xong dùng giấy để đánh bóng lại cho màu được đều hơn…
Cuối hè năm 1964 tôi được vào học lớp Năm (Lớp 1) ở trường Trung Tiểu học
Sao Mai thuộc Giáo phận Công giáo Đà Nẵng. Và trong năm này mẹ cũng không
còn ở với gia đình anh chị hai mà đi giúp việc cho một gia đình công chức phục
vụ trong phi trường Đà Nẵng. Lớp Năm thời bấy giờ lũ trẻ bậc tiểu học chúng
tôi chưa có khái niệm học thêm như thời nay, ham chơi hơn ham học. Chương
trình giảng dạy cho lớp năm chủ yếu là tập viết, tập đọc và học thuộc lòng. Ở lớp
này chưa được sử dụng bút mực, phải dùng bút chì đen để tập viết, do vậy mỗi
học sinh khi đi học thường đem theo cây bút chì, cục tẩy và đồ gọt bút chì…
Một trong những kỷ niệm ở lớp Năm thật khó quên… Cách viết chữ bằng bút chì
của tôi hơi khác với các bạn cùng lớp, thông thường mọi người gọt bút chì cho
hơi nhọn tròn đầu để viết; với tôi sau khi gọt bút chì tôi lại mài cho đầu bút chì hơi
bằng. Nét chữ của tôi viết không đều đều như các bạn, trong một từ có nét to, có
Trần Tống-CHS Bồ Đề Đà Nẵng Trang 6