Page 15 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 15

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


               Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng
               không được màu mỡ, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản,
               không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được. Các loại trái cây thường
               thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu,
               dứa, sung, cam, quýt…

               Mâm ngũ quả của người miền Nam
               Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước
               mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu
               đủ, xoài. Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát
               âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết,
               đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…


                   6 – Dọn dẹp nhà cửa.
               Các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày
               cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt
               của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
                  7 – Thăm mộ tổ tiên (Tảo Mộ)
               Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng chạp đến
               chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại
               thực hiện nghi thức tảo mộ. Con cháu trong
               gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm
               sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và
               người thân của mình. Đây là một phong tục
               phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu,
               lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và
               các bậc tổ tiên đã khuất.
                       Cuối tháng Chạp hằng năm, trước khi các gia đình sửa soạn làm mâm cơm Tất niên
               vào 30 Tết thường đi tảo mộ. Khi tảo mộ mời ông bà tổ tiên, người thân về ăn Tết không
               phải ai cũng biết những lưu ý sau.
                       Người xưa vẫn có câu "sống cái nhà, chết cái mồ" nên bên cạnh việc chuẩn bị dọn
               dẹp đón Tết cũng không quên tảo mộ, sửa sang phần mộ của người thân. Tảo mộ cuối năm
               hay còn gọi là lễ Chạp vốn là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là một trong
               những việc người còn sống thể hiện hiếu đạo, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và
               các bậc tổ tiên đã khuất.
                       Vào những ngày tháng Chạp, ở các khu nghĩa trang vô cùng đông đúc, nhộn nhịp
               người lui tới sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Không chỉ người lớn, nhiều em nhỏ cũng được
               theo gia đình đến để biết những ngôi mộ của gia tiên và qua đó cũng để tập cho chúng sự
               kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
                   8 – Cúng Tất Niên





                                                             15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20