Page 17 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 17

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


                  13. Xuất hành
                    Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù
               hợp với tuổi để xuất hành với y vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
               Đầu năm mới, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày
               đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải
               chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần… Thường
               thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc
               huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất
               hành còn để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta
               đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui. Nếu
               xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để
               mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay
               cành đề, cành si, cây xương rồng… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc.

                  14. Đi lễ chùa đầu năm
               Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh
               trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới
               may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

                                             Nguồn gốc 12 con giáp

                                                    Người xưa cho rằng: mười hai con giáp là 12 loài cầm
                                             thú, chim muông, con vật, thần linh… Con Giáp trong từ Hán
                                             – Việt là Sinh Tiếu. Sinh tức chỉ năm sinh của con người; Tiếu
                                             chỉ sự giống nhau, đồng dạng, tương tự giữa con người và động
                                             vật. Theo truyền thống văn hóa của người Trung Quốc thì 12
                                             con giáp được dùng để biểu thị năm sinh của con người. Đó là
                                             12 con vật: Tí, Sửu, Dần, Mão; Thìn; Tỵ; Ngọ; Mùi; Thân;
               Dậu; Tuất; Hợi.
                       Theo sự tính toán của tử vi, tướng số còn cho rằng: Con người sinh vào năm nào thì
               số mệnh giống như số mệnh của con giáp năm đó. Ví dụ người sinh năm con Chuột thì
               cầm tinh con Chuột (tuổi Tý); người sinh năm con Lợn thì cầm tinh con Lợn (tuổi Hợi) …
               Do đó, trong dân gian người ta còn gọi 12 con giáp là 12 con vật cầm tinh.
                       Mười hai con giáp, hay văn hóa 12 (một cách gọi khác của văn hóa 12 con giáp) có
               nguồn gốc như thế nào cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề rất khó giải đáp một cách chính
               xác. Từ xưa, người Trung Quốc cho rằng mười hai con giáp là kết quả của sự hòa hợp về
               văn hóa của các dân tộc Trung Hoa. Cách nói này dựa trên phương thức sản xuất của dân
               tộc Hoa Hạ lấy nông nghiệp là chính, từ rất sớm dưới triều đại Ngu do vua Thuấn lập nên
               đã có Thiên Can – Địa Chi.







                                                             17
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22