Page 73 - Đặc san VTLV XUÂN TÂN SỬU 2021
P. 73

Đặc San Xuân Tân Sửu                                                  VĂN THƠ LẠC VIỆT


                    Ai muốn làm giàu thì phải nuôi trâu, đặc biệt là trâu nái vừa cày vừa

               sinh sản và bán trâu giống là có cơ hội làm giàu:


                    Muốn giàu nuôi trâu nái, muốn lụn bại nuôi bồ câu. Tuy nhiên, việc

               “tậu trâu” là việc hệ trọng giống như chuyện “lấy vợ, làm nhà” và chọn
               trâu tốt không phải là công việc dễ dàng.

                                              Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

                                         Trong ba việc ấy thật là khó thay.


                    Sự giàu có sung túc của nhà nông được đánh giá bằng chất lượng và

               số lượng ruộng và trâu:

                                                  Ruộng sâu, trâu nái


                    Ca Dao Tục ngữ Việt Nam nói riêng cũng lấy hình ảnh con trâu để đề

               cập đến các mối quan hệ trong xã hội. Ngày xưa và ngay cả bây giờ, sự
               tranh chấp nhau làm cho dân tình gánh chịu khốn khổ hay đơn giản tình

               bạn tan vỡ và có câu tục ngữ đã diễn tả khéo léo cảnh này:
                                         Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết.


                    Để ám chỉ sự ghen ghét nhau của các quan chức thời xưa cũng như

               có thể nói ngay cả trong đời sống xã hội hiện tại, dân gian dùng hình ảnh
               “trâu buộc” và “trâu ăn” một cách tài tình, dễ hiểu:


                                             Trâu buộc thì ghét trâu ăn,

                                       Quan võ thì ghét quan văn dài quần.
                    Nhận xét về các loại người trong xã hội, tục ngữ cũng mượn hình ảnh

               con trâu. Mượn “trâu chậm” và “trâu ngơ” một cách khéo léo để ám chỉ

               loại người chậm chạp, ngu ngơ và bị thua thiệt:
                                             “Trâu chậm uống nước dơ,

                                                 Trâu ngơ ăn cỏ héo”.






                                                             73
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78