Page 114 - Tyen Tap VTLV 2015
P. 114

Quê Hương và Tình Yêu

            của  hai  chị  này  -và  những  gia  đình  cùng  thảm  cảnh-  chỉ
            sống nhờ vào những cánh tay khỏe mạnh của đàn ông con
            trai, nay bổng dưng cha chết, anh em chết, từ nay biết trông
            cậy vào đâu. Ôi! Còn đau thương nào hơn đau thương này
            nữa, hởi người
               Nha Mân trong chiến tranh! Và từ năm đó, hằng năm,
            sau Tết Nguyên Đán, người Nha Mân nói chung, và người
            xóm  Rạch  Chùa,  rạch  Bà  Thiên,  nói  riêng,  đều  cúng  giỗ
            cùng ngày cùng tháng.
               Tình cảnh người Nha Mân rất khốn đốn! Đồng ruộng tuy
            vẫn được canh tác nhưng diện tích đều thu hẹp lại, và canh
            tác trong một tinh thần luôn luôn sợ hãi, lo âu! Không biết
            lúc nào "Tây vào". Không biết lúc nào đại bác của chúng từ
            Sa Đéc bắn xuống, từ Cái Tàu Hạ bắn lên. Không biết khi
            nào bị máy bay bắn xối xả từ trên cao. Cũng không biết khi
            nào tàu Pháp chạy vào bắn loạn lên để khủng bố tinh thần.
            Cho nên thiếu trước hụt sau là điều không tránh khỏi. Có
            những  gia  đình  phải  dùng  bao  bố  (loại  đựng  lúa  gạo)  để
            may  áo  quần  cho  con  trẻ.  Và  loại  áo  quần  này  sản  sinh
            những con rận, cắn đến đâu là ghẻ lở đến đó. Trẻ con ngoài
            vàm còn có mái trường xiêu vẹo, nhưng bên trong thì trẻ
            con chẳng được học hành gì cả. Tôi tình nguyện dạy mấy
            đứa bé trong xóm, bằng cách nhờ mái hiên chùa làm chỗ
            dạy và học. Nhưng sau cuộc hành quân tàn sát đó, tôi rời
            Nha Mân lên sống ở Sài Gòn, vừa làm thợ may vừa đi học
            lớp đêm gần ga Nancy.
               Những cánh đồng mượt màu xanh mạ lúc vào mùa và
            óng ánh màu vàng khi lúa chín, cùng mảnh vườn bát ngát
            cây trái thuở nào, nay hư hại nhiều vì bom đạn của quân
            Pháp, vì  đốn phá của Việt  Cộng, mà sự  chăm  bón ruộng
            vườn cũng hạn chế. Số người mua cam quít bưởi xoài chỉ
            còn lại trên đầu ngón tay, vì chuyên chở ra khỏi Nha Mân
            là  điều  hết  sức  khó  khăn  nguy  hiểm.  Ở  Rạch  Chùa  Ông
            Chiêm có một người mà hàng xóm gọi là bà "Ba Quán", cố
            gắng  vượt  hiểm  nguy  để  chở  lên  bán  cho  người  dân  Sài
            Gòn, kiếm chút tiền sinh nhai. Bà mướn những thanh niên
            trong xóm  chuyên vận  chuyển những bao những  giỏ  đầy

                                       113
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119