Page 106 - TuyenTap 2018 VTLV
P. 106
Tuyển Tập VTLV 2018
Tiếng Việt có nhiều âm tiết nhờ mức độ phát âm lên bổng xuống
trầm khác nhau (không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) nên có rất ít
đồng âm. Do đó Việt Ngữ (Quốc Ngữ) mới có thể dùng Alphabet
Latin mà không bị rối nghĩa.
Do mức độ lên bổng xuống trầm khác nhau nên khi nói tiếng
Việt rất gần như hát vậy. Vì vậy khi các Catholic Missionaires (Cố
truyền đạo) đến Việt Nam đều có cùng nhận xét, “. . . nghe người
Việt nói như chim hót vậy”. Cố thi sĩ Đông Hố Lâm Tấn Phác
(Phác) cựu GS Văn Khoa SG xác định lại nhận xét trên trong bài thơ
sau:
Ríu rít tiếng chim kêu,
Mẹ truyền con hót theo,
Đó là vần Viêt Ngữ,
Lẽ nào em không yêu!
Đông Hồ Lâm Tấn Phác
Đọc xong bài thơ, ta cảm thấy những lời thiết tha mời gọi ta
hãy xử dụng tiếng Việt vì những giá trị khách quan. Tôi là học trò
của Thầy, cảm nhận những lời tha thiết đó, nên “họa lại” như sau:
Tiếng nói như chim kêu,
Sóng nhạc luôn kèm theo,
Bổng trầm nhiều thanh ngữ,
Tiếng Việt thật đáng yêu.
Tranduc Han Prudence
Bài “họa lại” này có phổ nhạc và nằm trong quyển Tiếng Việt
Đáng Yêu.
II. Các vị ã có công ớm nhất trong việc thành lập Việt Ngữ
(1) Francisco Di Pina 1620 và (2) João Roiz 1621(Portugese
= Bồ-Đào-Nha) vài năm sau có chỉ dẫn bước đầu cho cố Alexandre
De Rhodes (Đắc Lộ).
Việt tôc 95