Page 63 - KY YEU 20 NAM CTGLVN Gx ChuaBaNgoi
P. 63

Bài này được viết nhân ngày lễ Bế Giảng năm học online đặc biệt 2020-2021 và cũng là để chuẩn bị bài cho
           tập san kỷ yếu nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường GLVN giáo xứ Chúa Ba Ngôi sắp đến.

           Một con người trưởng thành và có trách nhiệm luôn phải tìm cho mình một công việc để mưu cầu cuộc sống
           cho bản thân và cho gia đình. Một khi công việc này cứ mãi theo ta hay là đã trở thành động lực hướng dẫn
           ta trong cuộc sống thì nghề này nay đã trở thành nghiệp. Đó chính là “nghề nghiệp” của mình.
           Đối với tôi thì công việc dạy học là một nghề và nghiệp thật đúng nghĩa. Đầu tiên công việc này đến với tôi
           thật tình cờ: Vào đầu năm 1974 tôi có dạy học tại trường trung tiểu học Chí Thiện một thời gian rất ngắn.
           Nhưng cũng chính nhờ đó mà đến mùa nhập học sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 do nhu cầu cấp bách cần
           phải mở lại các trường học tại Sài Gòn của chính quyền mới mà tôi được gọi cho đi dạy lại. Vào thời điểm
           này nghề dạy học như một cái phao cấp cứu cho gia đình tôi qua khỏi một thảm họa bị đuổi ra khỏi thành
           phố để đi vùng kinh tế mới vì bố tôi và chồng tôi đang bị tù đày vì cả hai đều là sĩ quan của quân lực Việt
           Nam Cộng Hòa. Tôi được phân công dạy môn Văn hai cấp lớp 8 và 9 tại trường trung học Đắc Lộ. Rất may
           cho tôi là vào những năm đầu, chương trình ngữ văn cũng còn được đưa thêm vào những áng văn thơ cổ.
           Bên cạnh những “Dũng sĩ Điện Ngọc”, “Dáng Đứng Việt Nam” vẫn còn có được “Hịch Tướng Sĩ”, “Bình
           Ngô Đại Cáo”để cho tôi đưa vào lòng yêu nước chân chính cho các em học sinh. Nhất là vẫn còn “Kim Vân
           Kiều” một tác phẩm mà trong đó tính chất giàu đẹp của tiếng Việt đã được thi hào Nguyễn Du vận dụng
           tuyệt vời trong nghệ thuật tả người, tả cảnh, tả tình đến nỗi học giả Phạm Quỳnh đã nhắc nhở hậu thế rằng:
           “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.
           Người dân thành phố Sài Gòn lúc này đang vật vã tìm đủ mọi cách để kiếm sống dưới bàn tay sắt của người
           chủ mới. Nhưng chính lúc đó tình người trong gia đình, trong khu xóm, trong học đường đã được thể hiện rõ
           nét nhất. Trong suốt cuộc đời đi dạy học đây là giai đoạn cảm động nhất mà tôi luôn khắc ghi trong tâm
           khảm. Các học sinh của tôi lúc bấy giờ cũng đủ lớn để thấy được hiện trạng đất nước. Khi đến thăm các em
           đã thấy hoàn cảnh của gia đình tôi. Các em nam sinh thì tình nguyện đến giúp cô giáo đóng lại trần nhà đã
           gần như bị rớt ra vì mưa dột. Các em nữ thì cứ đến gần ngày đi thăm nuôi chồng tôi lại đến giúp tôi làm bánh
           chế biến từ bột mì và khoai lang được mua theo khẩu phần từ hợp tác xã. Cảm động nhất là khi em Hoa, một
           nữ sinh lớp 9 sau buổi học phải đẩy xe bán trái sê ri, nhưng đã có lần em ghé vào nhà để đưa cho tôi một
           chén thịt kho mắm ruốc rất mặn. Em còn dặn tôi ‘”Cô để dành ít thịt này để đi thăm nuôi thầy!”
           Tuy nhiên, dù tình cảm của cô giáo và học trò có tha thiết đến đâu tôi cũng phải đành bỏ nghề sau bốn năm
           dạy học vì đồng lương không còn đủ nuôi sống gia đình!
           Cho đến năm 1988 khi chồng tôi được ra khỏi tù, sau đó lại biết được rằng gia đình chúng tôi sẽ được đi định
           cư tại Mỹ tôi cũng không mảy may nghĩ đến việc trở lại nghề cũ.
           Sau khi được đến tái lập nghiệp tại miền đất California trù phú ngày 20 tháng 5 năm 1991, tôi hăm hở tìm
           hiểu các nghề mà một số người quen giới thiệu như nhận may hàng gia công, nghề làm tóc, làm móng tay
           hay theo một người bạn phụ nấu ăn trong một xe Lunch cung cấp thức ăn nóng cho các cơ sở kỹ nghệ điện
           tử.
           Lần thứ hai nghề dạy học đã trở lại với tôi hoàn toàn không nằm trong dự tính. Nguyên nhân là do việc
           chúng tôi bất ngờ có được thêm một bé út. Lúc đó các nghề mà tôi dự tính không thích hợp với sức khỏe nên
           tôi quyết định đi học trở lại, khởi đầu tại Evergreen Valley College để có thêm tiền trợ cấp học bổng. Tuy
           nhiên, niềm mơ ước được quảng bá nền văn hóa Việt Nam chính là động lực thúc đẩy và rất may mắn cho tôi
           là đã được bước vào nghề dạy học thật đúng lúc. Tôi đã được học với tiến sĩ Mai Đào lúc đó đang phụ trách
           các giáo trình nhằm đào tạo các thầy cô giáo cho chương trình song ngữ tiếng Việt (Vietnamese Bilingual
           Program) của San Jose State University. Giáo sư Mai Đào đang rất cần người phụ tá khi bà được cấp ngân
           sách mở trường Việt Ngữ Kiểu Mẫu tại đây. Tôi được giáo sư Mai Đào giao cho việc giảng dạy và soạn bộ
           sách dạy học vần cho các lớp Việt Ngữ.
           Tôi ra trường SJSU năm 1997 và bắt đầu đi dạy khi chương trình song ngữ vẫn còn trong giai đoạn huy
           hoàng và học sinh Việt Nam có mặt khá đông trong các học khu tại quận hạt Santa Clara. Lớp học tôi được
           giao cho dạy thực tập khi chuẩn bị vào nghề là một kỷ niệm rất đẹp. Đó là một lớp dạy mùa hè mà học sinh

                                                             62
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68