Page 64 - KY YEU 20 NAM CTGLVN Gx ChuaBaNgoi
P. 64
toàn là các cháu Việt Nam ngoan ngoãn vô cùng, trong đó có hai anh em Khoa và Thư. Sau này Khoa đã trở
thành linh mục Khoa Vũ và đã từng phục vụ tại giáo xứ Saint Francis of Assisi .
Cho dù sau này chương trình dạy song ngữ không còn nữa, hàng năm tôi vẫn luôn cùng với các bạn đồng
nghiệp liên tục giới thiệu các nét văn hóa Việt trong hai ngày hội truyền thống là Tết Trung Thu và nhất là
trong ngày Tết Nguyên Đán. Trong mỗi chương trình văn nghệ những màn hợp ca, các màn vũ dân tộc luôn
được tham gia bởi các giáo viên và học sinh người Mỹ, Mễ của toàn trường.
Dạy học tại nhà trường Mỹ có những khó khăn riêng của nó. Trong một xã hội tự do dân chủ thì quyền góp
ý, phê phán của phụ huynh ngay cả của học sinh đã được pháp luật bảo vệ. Thầy cô giáo cũng chỉ được đối
xử như những người công chức của chính phủ mà thôi. Tuy vậy cũng không thiếu những món quà kỷ niệm
được lưu giữ nói lên lòng biết ơn và trân trọng của phụ huynh và học sinh trong suốt 20 năm dạy học của tôi.
Tôi bắt đầu để ý đến các chương trình dạy Giáo lý và Việt ngữ khi cô con gái út được đi học Giáo lý và Việt
ngữ tại giáo xứ Saint Patrick. Lòng nhiệt thành trong việc giữ vững đức tin và gìn giữ văn hóa dân tộc thúc
giục tôi tham gia vào việc dạy học tại giáo xứ Chúa Ba Ngôi. Bắt đầu từ khi Sơ Trần Lệ Huyền Angeline
nhận chức hiệu trưởng tại đây năm 2005 cho mãi đến bây giờ. Tôi yêu thích và hăng say với công việc dạy
học Giáo Lý và Việt ngữ còn hơn là việc dạy học chính tại nhà trường công lập. Theo tôi thì việc dạy học
chính quy dù cho đó là sự chọn lựa đúng nhất của tôi thì dẫu sao vẫn chỉ là một “nghề” vì qua đó sức lao
động bằng trí óc của tôi đã được trả công. Việc dạy học tại giáo xứ mới chính là “nghiệp” mà tôi thiết tha,
gắn bó. Các thầy cô giáo tại đây làm việc hoàn toàn tự nguyện, vô vị lợi. Chúng tôi làm việc hoàn toàn là vì
lòng yêu thương thế hệ trẻ. Khi yêu thương thật lòng chúng ta luôn muốn để dành những gì tốt nhất cho
người mình thương.
Giáo dục là món quà tốt nhất. Sự học cần thiết cho cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chất. Mục đích của
giáo dục chẳng những để đào luyện cho con người trở nên giỏi giang về mặt kiến thức (knowledge) và kỹ
năng (skills) mà còn làm cho con người trở nên cao thượng (noble), để có sự nhận định, suy xét đúng đắn
(wise judgment). Cái đẹp của học vấn là không ai có thể tước đoạt được kiến thức của mình “The beautiful
thing about learning is that no one can take it away from you” (B.B. King). Mà cái đẹp nhất trong đời người
bên cạnh kiến thức phổ thông, còn gì hơn là có một đức tin cao đẹp và một nền văn hóa truyền thống dân
tộc?
Đức tin của tôi là tin vào một Đấng Toàn Năng:
Tiến sĩ Phan Như Ngọc bị nhồi nhét thuyết vô thần từ nhỏ và lớn lên trong lòng xã hội chủ nghĩa. Nhân một
chuyến công tác ở nước ngoài ông đã xin tỵ nạn và đã xin gia nhập đạo Thiên Chúa. Ông viết: “Tính muôn
màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh trái đó, con người từ hàng ngàn năm
qua vẫn sản sinh ra con người, vẻ đẹp tuyệt vời của hoa lá, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự
hùng vĩ của vũ trụ, thiên nhiên; tất cả những cái đó cộng với ý kiến của các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục,
chính là sự chứng minh tuyệt vời làm cho tôi tin rằng phải có Đấng Sáng Tạo.”
(Xin xem tiếp trang sau)
63