Page 65 - KY YEU 20 NAM CTGLVN Gx ChuaBaNgoi
P. 65

Khoa học dẫn đến Thiên Chúa:
           Bác học Becquerel: “Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin.”
           Bác học Isaac Newton khi nhìn thấy sự kỳ diệu và trật tự của bầu trời đã thốt lên: “Tôi thấy Thượng Đế qua
           viễn vọng kính!”
           Bác học Albert Einstein: “Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt.” “Tôi
           chưa hề gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược với tôn giáo.” “Sự ác là do vắng bóng Thượng Đế
           trong tâm hồn.”
           Charles Nicolle, người đoạt giải Nobel Y học năm 1928: “May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm.
           Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo do trí óc con người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm.
           Đó là dấu ấn của Thiên Chúa.”
           Bác học Chevreul: “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng
           của Ngài.”
           Bác học Edison đã ghi vào sổ vàng khi ông đến thăm tháp Eiffel: “Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tất
           cả các kỹ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa.”
           Bác học Diderot: “Chỉ cần cái cánh và con mắt của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần.”
           Văn hóa truyền thống dân tộc:
           ”Văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết những gì đã học tại học đường” (Culture is what remains
           after one has forgotten everything he learned in school - Albert Einstein.)
           Thật đúng như vậy, sau một cuộc đổi đời tang thương, những gì còn lại trong tôi bây giờ không phải là
           những công thức toán, vật lý, hóa học mà chính là văn hóa truyền thống dân tộc, là kết quả của một nền giáo
           dục của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là một nền giáo dục nhân bản (lấy con người làm gốc), dân tộc (tôn trọng
           giá trị truyền thống dân tộc), và khai phóng (mở rộng, không bảo thủ, tiếp nhận văn hóa, văn minh nhân bản
           thế giới). Một nền giáo dục mà tôi không hề bị dạy dỗ phải căm thù, dối trá mà chỉ là yêu thương, nhân đạo
           từ những câu ca dao, tục ngữ dạy tình thương yêu đồng bào: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong
           một nước phải thương nhau cùng”, dạy sống sao cho trong sạch “Đói cho sạch, rách cho thơm” cho đến bài
           học trong Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi: “Thương người như thể thương thân… Thấy ai đói rách thì thương.
           Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn”. Tôi đã được học lịch sử hào hùng của dân tộc, những thi ca, hùng
           ca của tiền nhân mà không phải là những anh hùng được ngụy tạo. Nhưng do vận mệnh xót xa, cả một công
           trình gây dựng trong 20 năm của nền văn học của miền Nam Việt Nam sau 1975 đã bị hủy diệt với từng núi
           sách bị đốt phá trên các đường phố! Chỉ riêng nhà sách Khai Trí số lượng sách bị đốt là 60 tấn sách!
           Viết đến đây tôi nhớ lại bài thơ của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:
                                         Vịnh Bức Dư Đồ Rách (bức dư đồ: tấm bản đồ)
                                                  Kìa bức dư đồ thử đứng coi.
                                                Sông sông núi núi khéo bia cười!
                                                Ông cha xưa gắng công gìn giữ.
                                                 Mà nay con cháu lấy làm chơi!
                                                Thôi thì đáng trách thay đàn trẻ!
                                                   Thôi, để rồi ta sẽ liệu bồi!
           Ngày nay nhờ vào những tiến bộ vượt bậc trong kỹ nghệ tin học người dân trong nước đã có thể tìm hiểu và
           nói lên những sự kiện chính thực mà không còn phải mang tâm trạng như các văn thi sĩ của vụ án Nhân Văn
           Giai Phẩm tại Hà Nội(1955-1957): “Bút tôi ai cướp mất rồi! Tôi sẽ dùng dao khắc văn trên đá!” Nhất là
           những người dân Việt đang được định cư tại các nước tự do, với phương tiện thông tin sẵn có cả hai chúng ta
           cùng cố gắng tìm đọc những bản văn gốc, những bộ sách lịch sử, văn học chân chính để trân trọng gìn giữ và
           bồi đắp những viên ngọc quý còn lưu trữ lại được. Người Việt hải ngoại xin hãy trải rộng ký ức của mình để
           làm những chứng nhân lịch sử xác thực nhất cho con cháu, để bảo vệ tiếng nói là linh hồn và văn hóa truyền
           thống là vốn liếng quý nhất của dân tộc Việt Nam.
           Đó cũng chính là những gì tốt đẹp nhất mà tôi đã có được nhờ công ơn gìn giữ của các bậc tiền nhân hàng
           ngàn năm qua văn chương truyền khẩu, qua văn chương bác học (tên gọi của nền văn chương chữ Hán và
           chữ Nôm) nhất là qua nền văn hóa của miền nam Việt Nam thời kỳ cận đại . Và công việc dạy học vẫn mãi
           là một NGHỀ NGHIỆP được viết bằng nét chữ hoa trân trọng nhất của tôi.

           Lê Phương Lan
                                                             64
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70