Page 111 - ND KY truong Cam Binh
P. 111
Bình. Để chuẩn bị cho năm học mới, chúng tôi đã cùng nhau tham gia lao động xây
dựng các lớp học sơ tán từ đầu tháng 8. Lớp 8B gồm học sinh của 2 xã, Cẩm Yên và
Cẩm Hòa (nay nhập thành xã Yên Hòa) có lán sơ tán tại xóm Bình Tiến, nằm dưới
hàng tre râm mát trong mùa nắng và kín gió trong mùa đông giá lạnh. Lán được
làm bằng tranh tre đơn sơ, nhưng xung quanh có đắp lũy cao ngang đầu để tránh
bom Mỹ. Từ ngày 16/4/1972, sau một thời gian ném bom hạn chế, đế quốc Mỹ đã
sử dụng không quân đánh phá trở lại miền Bắc bằng các trận tập kích ồ ạt vào Hà
Nội và hầu hết các tỉnh thành phía Bắc, hòng biến Hà Nội và miền Bắc trở về thời
kỳ đồ đá. Trong thời gian này, Trường Ba cấp Cẩm Bình đã bị máy bay Mỹ ném bom
nhiều đợt, trong đó có đợt ném trúng vào khu trung tâm của trường tại xóm Bình
Dương, để lại những vết tích mà đến nay còn hằn sâu trong tâm trí của tôi. Tháng
7/1972, trong chuyến thăm Việt Nam, nữ nghệ sĩ điện ảnh Mỹ Jaen Fonda cùng
chồng là nhà báo Tom Hayden đã đến thăm Trường Ba cấp Cẩm Bình. Khi đoàn
đến trường, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ chính là cây bạch đàn bị bom Mỹ cắt
cụt ngọn, còn lại phần gốc cao chừng ba mét đứng vững chãi giữa sân trường đang
nhú lên những mầm non mơn mởn tràn đầy sức sống, và cách đó không xa là một
hố bom chưa kịp san lấp. Hình ảnh cây bạch đàn cụt ngọn và hố bom đang tươi
màu đất giữa sân trường lập tức đã được ông Tom Hayden chụp vào chiếc máy ảnh
mà ông mang theo. Hình ảnh thứ hai có tính nhân văn cao cả là đoàn được nhà
trường tổ chức đón tiếp rất trọng thị, chu đáo và thắm tình hữu nghị. Họ đi giữa
hai hàng giáo viên và học sinh rực rỡ cờ hoa với những ánh mắt thân thiện làm tôi
nhớ mãi không thể nào quên. Tôi tin chắc rằng, những hình ảnh ấy đã chuyển tải
đến với nhân dân Mỹ một bức thông điệp rất cụ thể về đất nước và con người Việt
Nam. Đó là một đất nước với những con người không những rất giàu lòng mến
khách, luôn yêu chuộng hòa bình mà còn có một ý chí phi thường, một sức sống rất
mãnh liệt, không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ một kẻ thù hung bạo nào.
Cho đến bây giờ, sau 50 năm rồi mà tôi vẫn còn rất tiếc nuối, giá mà lúc ấy có một
chiếc máy ảnh thì bây giờ mình đã có một tài sản quí giá biết nhường nào. Cuối
năm 1972, cuộc chiến càng diễn biến khốc liệt hơn khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến
dịch Linebacker - II dùng máy bay ném bom chiến lược B52 ném bom rải thảm vào
Thủ đô Hà Nội trong suốt 12 ngày đêm (từ ngày 18 - 30/12/1972). Bằng ý chí và nghị
lực phi thường, quân và dân ta đã đập tan chiến dịch Linebacker - II của Mỹ, buộc
chúng phải xuống thang và ngồi vào bàn đàm phám với ta tại Hội nghị Pari. Sau 50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
trận thắng có ý nghĩa lịch sử này, Ban Giám hiệu nhà trường đã quyết định chuyển
các lớp sơ tán về khu trung tâm tại xóm Bình Dương. Có thể nói đây là một quyết
định rất kịp thời, có tầm nhìn xa và có nhãn quan chính trị sâu sắc vì mục tiêu giáo
dục toàn diện của nhà trường.
Tôi nhớ lại những năm tháng sau khi nhà trường mới chuyển về khu trung
tâm, cơ sở vật chất và trường lớp còn rất nghèo nàn, biết bao khó khăn, vất vả mà
tập thể giáo viên và học sinh của trường phải đối mặt hằng ngày. Để tạo ra những
nền móng đầu tiên, bên cạnh phong trào thi đua “Dạy tốt và học tốt”, nhà trường [111]