Page 118 - ND KY truong Cam Binh
P. 118
miền đất nước, có người đã chiến đấu, hy sinh cho Tổ quốc và cũng có nhiều người
đã làm nên tên tuổi của lá cờ đầu giáo dục của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Chúng tôi học cấp 3 bắt đầu từ các lớp 8, 9, 10 (hệ 10 năm), nhưng lịch sử đã
cho chúng tôi trở thành lớp 12 khi đang học năm cuối cấp. Thời đó, sách vở, đồ
dùng học tập thật sự thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu, có những tài liệu chỉ chép
tay nhau; từ cấp 2 và tiếp theo những năm cấp 3, chúng tôi không được học ngoại
ngữ. Có lẽ sự xa lạ, xơ cứng, gượng gạo, tự ti trong phát âm nên nó đã cho tôi một
kỉ niệm khó quên!
Năm học lớp 8, một hôm thầy D, giáo viên bộ môn Sinh vật đứng lớp bảo trò
Khoa đánh vần cụm từ của 3 chữ viết tắt ADN (Acid Deoxyribo Nucleic) phiên âm
tiếng Việt là: A-xít, Đề - ô - xy - ri - bô, Nu-cờ - lê - ích. Ôi chao ơi! Có bây nhiêu chữ,
thầy cho đọc đi đọc lại rồi viết lên bảng mà tôi uốn lưỡi toát cả mồ hôi! Cả lớp cũng
bập bẹ. Thật ngượng ngùng khi nhớ về kí ức đó, nhưng nó cũng đã cho tôi động
lực vươn lên trên chặng đường phấn đấu của sự nghiệp của mình. Vào trường Sỹ
quan, tôi được học Trung văn nhờ cố gắng nắm vững quy tắc và kỹ năng viết chữ
đẹp, các nét: ngang, sổ thẳng, chấm, hất, mác, phẩy, móc... (chữ tượng hình, viết
theo bộ chữ) nên kết quả đạt giỏi. Ví dụ: Khi nói về chữ Đức có câu lục bát:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đề chữ tâm
Xin giải thích, chữ Đức 德 bao gồm nhiều chữ trong đó, vì chữ này được tạo
thành từ 5 bộ thủ như: bộ xích (bộ chim chích) 彳, bộ thập 十, bộ mục 目, bộ nhất
一 và bộ tâm 心. Ý nghĩa bao la trong chữ Đức, đã tạo nên phẩm chất đạo đức của
con người, trong đó chữ “tâm” được rèn giũa, tích lũy kinh nghiệm lâu dài, dưới
con mắt tinh tường sáng suốt để nhận biết đúng sai, thật giả... ý nghĩa đó là “đạo
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
đức”, chữ này người ta thường viết thư pháp trên tường, trước hương án Đức lưu
quang... Khi về Thành phố Hồ Chí Minh, tôi được anh Dũng bồ câu (Tuyên huấn)
trao cho tập tài liệu về tham luận của nhà cách mạng Nguyễn Tất Hiển viết về
“Trăng sáng, trong thơ Bác, trong tên Bác”, mới hiểu thêm về ý nghĩa cái tên Hồ Chí
Minh trong chữ Hán: 胡志明, thì Hồ là Cổ 古 và Nguyệt 月 ghép lại thành chữ 胡;
Chí là Sỹ 士 và Tâm 心 chồng lên nhau thành chữ 志; Minh là Nhật 日 và Nguyệt 月
ghép lại thành chữ 明. Sinh thời, Bác Hồ rất yêu trăng, lấy trăng làm bạn, làm thơ.
Có lẽ từ điển tích Cổ có ý nghĩa là: Ánh trăng ngày xưa (cổ nguyệt) thì có thể chiếu
sáng ngày nay; nhưng người xưa thì không thể biết chuyện của ngày nay (chuyện
ngày nay do người đang sống ở thời nay quyết định). Ở nghĩa này, câu thơ trong
“Bả tửu vấn nguyệt” (nâng chén hỏi trăng) của nhà thơ Lý Bạch, nổi tiếng đời
Đường bên Trung Quốc thì:
Cổ nhân bất thức kim thời nguyệt
[118] Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân