Page 123 - ND KY truong Cam Binh
P. 123
NHỚ TRƯỜNG XƯA
(Bút kí)
BÙI VĂN HIÊN
Lớp C, khóa 2 (1972 - 1975)
Hôm nay tôi đã về già
Nhưng không quên được tuổi hoa học trò
âng! Lứa tuổi “hoa học trò” của chúng tôi đã trôi qua gần 50 năm và
trong quãng thời gian ấy đã thành những kỉ niệm khắc sâu vào kí ức
Vkhó phai mờ.
Sinh ra và lớn lên trong lúc đất nước còn chia cắt, thế hệ chúng tôi cắp sách đến
lớp trong thời kì “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược!”. Biết bao khó khăn, thiếu thốn đối với lứa học trò thuở ấy: đầu đội mũ rơm,
chân đi đất, thiếu giấy bút, sách vở, ăn đói mặc rét, đêm học bài bằng ngọn đèn dầu
hỏa tù mù nhưng phải che kín, chỉ chừa một khoảng nhỏ trước mặt quyển sách,
vở. Nghe tiếng máy bay Mỹ là phải thổi tắt, ngớt tiếng máy bay mới dám thắp lên
học tiếp. Lớp học sơ tán trong nhà dân hoặc dựng các lán phân tán trong từng thôn
xóm. Xung quanh lán là lũy đất đắp cao, có hầm trú ẩn bằng chữ S. Dưới hai mái
tranh bắc qua vì kèo là chiếc sàn được lót bằng rơm rạ hoặc lá chuối khô chống bom
bi. Lúc thầy cô đang giảng bài mà nghe tiếng báo động có máy bay là từng nhóm
nhanh chân chui vào các hầm chữ S. Nhiều bạn học với chúng tôi đã bị bom đạn
Mỹ sát hại lúc đang học bài, khi chăn trâu cắt cỏ và cả khi đang ngủ trên giường.
Ôi! Một thời khó khăn, thiếu thốn và đau thương! Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari
được ký kết. Từ đây, miền Bắc không còn đạn bom khói lửa, mọi người được tự do
đi lại, tăng gia sản xuất, học sinh được tự do học tập, vui chơi, giải trí. Đây là một
thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự và ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta.
Năm học 1972 - 1973, tôi học lớp 8 Trường Cấp 3 Nguyễn Trung Thiên đóng ở 50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
xã Thạch Lạc (Thạch Hà). Năm học 1973 - 1974, một số bạn cùng lớp, quê ở Thạch
Hội xin chuyển về Trường Ba cấp Cẩm Bình để đi học gần hơn. Chúng tôi được
phân vào lớp 9C do thầy Nguyễn Đường làm chủ nhiệm. Trong 2 năm học lớp 9C
và 10C, lớp chúng tôi do thầy Nguyễn Đường dạy Toán; cô Kim Đức, thầy Trương
Biên Thùy dạy Văn; thầy Nguyễn Mân dạy Vật lý; thầy Nguyễn Huy Lai, cô Trần
Thị Hồng dạy Hóa; thầy Nguyễn Doãn Mường dạy Sinh vật; thầy Nguyễn Văn
Khang dạy Lịch sử; thầy Nguyễn Văn Lý dạy Địa lý; thầy Nguyễn Minh Định dạy
Thể dục,... Trừ các buổi lao động, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu,
còn lại học sinh chỉ học một buổi. Lúc đó chỉ có văn phòng ban Giám hiệu là nhà [123]