Page 125 - ND KY truong Cam Binh
P. 125
được nghỉ ở Bắc Kinh 2 ngày và Matxcơva 1 ngày. Trong thời gian học tiếng Đức tại
thành phố Weimar - quê hương của Đại thi hào Goethe, tôi đã viết thư gửi về thầy
Nguyễn Đường, thầy Trương Biên Thùy có đoạn “... Nhờ công ơn dạy dỗ của quý
thầy, quý cô và sự cố gắng vươn lên của bản thân nên em mới có được những ngày
như ngày hôm nay... Nước Đức rất giàu đẹp và văn minh, người Đức sống lịch sự,
có nền nếp, làm việc chăm chỉ, sáng tạo, khoa học và cũng rất mến mộ người Việt
Nam. Những điều thầy An kể cho trường ta nghe về nước Đức rất đúng. Em sẽ cố
gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô trường Cẩm Bình thân yêu...”.
Sau khi cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học tiếng Đức ở Weimar, chúng tôi
được phân về thành phố cảng Rostock để học nghề. Trong ký túc xá, có nhiều học
sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh của các nước có chế độ chính trị, văn hóa khác
nhau nhưng đều trao đổi, giao dịch bằng tiếng Đức. Nhớ lại ngày còn học ở Cẩm
Bình nghe bà Giên Phôn đa nói tiếng Anh và thầy Phùng Hợi dạy tiếng Nga mà
không hiểu gì nên đã thôi thúc tôi tìm cách học thêm tiếng Anh và tiếng Nga. Tôi
chủ động rủ một số bạn học sinh người Việt, Đức, Ba Lan, Bun ga ri, Thổ Nhĩ Kỳ,
Ác hen ti na... lập thành một lớp và mời thầy cô người Đức dạy tiếng Anh và tiếng
Nga. Bởi vây trong các kỳ nghỉ, những lần tham quan du lịch trên khắp nước Đức,
tôi còn giao tiếp được cả tiếng Anh và Nga.
Sau 5 năm học ở Đức, đến năm 1980, tôi về nước và có đến thăm trường Cẩm
Bình. Thầy Nguyễn Đường chủ nhiệm lúc đó là Phó Hiệu trưởng. Nhiều thầy cô
đã chuyển đi. Quang cảnh trong trường chưa thay đổi mấy. Lớp học được mở
nhiều hơn nhưng vẫn là tranh tre nứa lá. Đến năm 1993, trường được chuyển về vị
trí mới cạnh quốc lộ 1A, cách vị trí trường cũ 3km.
Nửa thế kỉ đã trôi qua. Hôm nay, đứng ngoài quốc lộ 1A nhìn vào thấy Trường
THPT Cẩm Bình thật sự “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Bước vào bên trong, đến
các dãy, tầng, phòng mới biết nơi đây thật sự “trường ra trường, lớp ra lớp” với một
môi trường, cảnh quan “sáng, xanh, sạch, đẹp”. Đó chính là sự phát triển vươn lên
của 50 năm xây dựng, trưởng thành. Thật đáng trân trọng, phấn khởi và tự hào.
Để kết thúc những dòng bút kí này, tôi xin gửi tặng các thế hệ thầy cô và học sinh
trường THPT Cẩm Bình bài thơ Đường luật:
Nửa thế kỷ qua đẹp biết bao
Cẩm Bình vươn tới những tầm cao
Tôn sư trọng đạo đầy kiêu hãnh 50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
Trí tuệ nhân văn thật tự hào
Thầy giỏi rèn tài gom đức hạnh
Trò chăm luyện chí trả công lao
Năm mươi năm mở đường soi sáng
Con cháu mai sau bước tiếp vào.
(Đẹp thế biết bao)
Xuân Tân Sửu (2021) [125]