Page 119 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 119
càng củng cố vững chắc lòng tin của quần chúng Nhân dân đối với công cuộc bảo vệ
chính quyền cách mạng, cuối năm 1946, đầu năm 1947 xã Đại Hóa vinh dự được
tuyển lựa một tiểu đội du kích để tham gia vào trung đội của huyện đi chống càn,
đánh bốt.
Tổ chức Đảng của địa phương ngày càng được củng cố về tổ chức và phát triển
về số lượng nhằm tăng thêm sức mạnh lãnh đạo toàn diện của Đảng theo yêu cầu của
cuộc kháng chiến. Với ảnh hưởng to lớn của Đảng, nhiều cán bộ Việt Minh và quần
chúng ưu tú, sau khi được giác ngộ sâu sắc về lý tưởng cộng sản đã tình nguyện làm
đơn xin gia nhập Đảng, nguyện phấn đấu suốt đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng. sau hơn một năm xây dựng số đảng viên của Chi bộ đã đông thêm, lực lượng
lãnh đạo của Đảng mạnh hơn. Toàn Chi bộ có 4 tổ Đảng, để thực sự giữ vững vai trò
lãnh đạo của mình, Chi bộ đã tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý chí
kiên cường, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ khó khăn, gian khổ
khi kháng chiến yêu cầu. Lớp đảng viên của Đảng trong những năm đầu xây dựng, phát
triển, nhiều đồng chí sau này đã trưởng thành, giữ các chức vụ chủ chốt của Đảng,
chính quyền ở địa phương, ở huyện, ở tỉnh và Trung ương. Nhiều đồng chí vào quân
đội và đã trở thành những sỹ quan cao cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuối tháng 10 năm 1953, xã Quang Trung được chỉ đạo chia thành hai xã chính
là xã Quang Trung (tức Đại Hóa ngày nay), xã Chiến Thắng (tức Lan Giới ngày nay)
và một phần chia về xã Quang Tiến. Từ đây xã Quang Trung (tức xã Đại Hóa) mới do
ông Dương Văn Vạn (ở Rừng Chè) làm Bí thư Chi bộ kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng
chiến hành chính xã. Chi bộ có 71 đảng viên, chia ra thành 09 tổ Đảng để hoạt động,
lãnh đạo quần chúng. Thực hiện chủ trương của Chi bộ là: Tiếp tục vận động nhân
dân đóng góp sức người, sức của để đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Chi bộ
tăng cường lãnh đạo nhân dân kiên quyết vượt lên mọi khó khăn để đẩy mạnh sản
xuất, ổn định đời sống nhân dân, giữ vững tinh thần kháng chiến, đảm bảo trật tự an
ninh, giữ hậu phương an toàn vững chắc. Chủ trương lãnh đạo của Chi bộ mau chóng
trở thành hành động kháng chiến cụ thể của toàn dân trong xã. Các cán bộ, đảng viên,
thanh niên trai tráng sẵn sàng tòng quân chiến đấu, tham gia các đoàn dân công hỏa
tuyến hậu phương thi đua sản xuất và phục vụ kháng chiến.
Quá trình phát triển của Đảng bộ Đại Hóa: Trong giai đoạn từ 1946 đến 1960
qua 8 kỳ Đại hội Chi bộ, các phong trào cách mạng đã được đông đảo quần chúng
đồng lòng ủng hộ, nhiều quần chúng ưu tú đã được bồi dưỡng, rèn luyện và kết nạp
vào Đảng. Năm 1961, Huyện ủy Tân Yên quyết định thành lập Đảng bộ xã Đại Hóa.
Từ khi thành lập Đảng bộ xã năm 1961 đến nay, Đảng bộ Đại Hóa đã trải qua 20 kỳ
Đại hội. Bí thư Đảng ủy xã đầu tiên là đồng chí Dương Văn Vạn, tiếp theo là đồng chí
Nguyễn Bá Thừa, đồng chí Lương Văn Sính, đồng chí Bùi Quốc Phú, đồng chí Trịnh
118