Page 123 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 123
Hợp Đức – miền quê yên bình
Cách mạng Tháng Tám thành công, trước yêu cầu của phong trào cách mạng,
dưới sự lãnh đạo của Phủ ủy Yên Thế, phong trào cách mạng ngày càng phát triển,
các chi bộ cơ sở trong Phủ lần lượt ra đời, đến cuối năm 1946, thực hiện chủ trương
của Ban Cán sự Đảng Phủ Yên Thế, chi bộ Hòa Hợp (chi bộ ghép 2 xã Hợp Đức và
xã Hòa Bình, nay là xã Liên Chung) được thành lập, với 04 đảng viên, do đồng chí
Hoàng Thế, cán bộ phủ ủy trực tiếp làm Bí thư chi bộ. Với sự phát triển của phong
trào cách mạng, nhiều quần chúng ưu tú đã tích cực phấn đấu và được chi bộ Hòa
Hợp bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, trong đó có 08 đồng chí ở
xã Hợp Đức và một số đồng chí ở xã Hòa Bình, với số lượng đảng viên như trên, lúc
này đủ điều kiện để tách chi bộ Hòa Hợp thành 02 chi bộ. Ngày 03/02/1948 tại nhà
đồng chí Nguyễn Văn Nhất xã Hòa Bình, đồng chí Hoàng Thế thực hiện Nghị quyết
của Phủ ủy Yên Thế đã công bố quyết định tách chi bộ Hòa Hợp thành chi bộ Hợp
Đức và chi bộ xã Hòa Bình (nay là xã Liên Chung). Chi bộ xã Hợp Đức được thành
lập đúng vào dịp kỷ niệm 18 năm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương (ngày 03/02/1948).
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân tiếp tục tham gia 2 cuộc kháng
chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong 2 cuộc kháng
chiến đó, Hợp Đức đã huy động trên 800 người đi bộ đội, tham gia dân công, thanh
niên xung phong phục vụ các chiến trường, trong số đó có 118 người là liệt sỹ. Với
những đóng góp cho Tổ quốc, 543 gia đình đã được Nhà nước khen thưởng, trong đó
có 425 gia đình được tặng Bảng Gia đình vẻ vang, 118 gia đình được tặng Bảng vàng
danh dự, 10 Mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, Đảng bộ và Nhân
dân xã Hợp Đức được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.
122