Page 195 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 195
Ông (Tiến Thắng), Giếng Mật (Tiến Thắng), Mỏ Trạng (Tam Tiến) rồi Trại Cau, Võ
Nhai (Thái Nguyên), cả Hữu Lũng (Lạng Sơn) mang chè Thái Nguyên, mật ong và
nhiều thứ lâm thổ sản, thú rừng, Cam Bố Hạ, củ nâu nhuộm vải, vỏ ăn trầu, mây tre
dang nứa, chạc chão cày, trám đen, trám trắng, hạt dẻ, than củi; các loại thịt thú rừng
như hươu, nai, lợn rừng, tê tê, đàn đàn, trăn rắn; các loại chim nuôi như sáo, vẹt
iểng…., các loại dược liệu từ rừng… mua bán xong đánh chén phở, hát lượn ở chợ.
Cầu chợ thứ hai bán hàng tạp hoá, bán phở, bán cả đêm, cả ngày. Vào mùa cấy, cày,
người từ các nơi tụ họp về Nhã Nam để cấy thuê, cày mướn cho các nhà giàu trong
vùng. Họ thường tụ tập ở các cây đa cạnh đồi Phủ và ngủ lại ở các cầu chợ. Dân trong
vùng ra đón về làm công, ngày đi làm, tối tối thợ cày thợ cấy cùng với dân các nơi về
buôn bán cùng nhau hát ví, hát ống, hát trống quân, phố xá vui hẳn lên. Cùng với các
hoạt động buôn bán, dịch vụ, ngành nghề thủ công, hát hò và rượu chè, ăn chơi và
trung chuyển hàng hóa, sản vật, chợ không ngừng phát triển. Do sự sầm uất hàng hóa
và quy mô giao thương rộng khắp kết nối miền xuôi, miền ngược mà được ví như
Chợ Tỉnh.
Từ những nét lược tả về những khu phố bố trí theo hình bàn cờ, sự tấp nập,
nhộn nhịp giao thương bán buôn, hàng hóa, dịch vụ đủ loại… cho thấy, đô thị đã hình
thành và phát triển khá sớm ở Nhã Nam.
Giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2025-2030 định hướng phát triển kinh tế xã
hội của huyện Tân Yên rất rõ nét, theo hướng đẩy mạnh phát triển đồng bộ trên cả 3 lĩnh
vực: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ (trong đó xác định công nghiệp là động lực,
đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, mở rộng quy mô kinh tế và thúc đẩy phát triển dịch
vụ, phát triển đô thị); định hình hệ thống giao thông kết nối mạnh lạc; các khu, cụm
công nghiệp được đưa vào quy hoạch để thu hút đầu tư. Theo đó, thị trấn Nhã Nam và thị
trấn Cao Thượng sẽ được tập trung ưu tiên chỉnh trang, mở rộng không gian đô thị để tạo
động lực phát triển thương mại dịch vụ và du lịch.
Với vị trí địa lý của thị trấn Nhã Nam, nằm tại cửa ngõ Tây Bắc của tỉnh Bắc
Giang, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, đi qua giữa thị trấn có các tuyến
đường giao thông huyết mạch là QL17 và đường tỉnh 294, nối với các trục đường
quan trọng của tỉnh và Quốc gia đang hình thành: Đường vành đại 5, Đường Vanh đai
4 đi Võ Nhai - Thái Nguyên, Đường Liên Sơn - Phúc Sơn, đường Tân Trung - Liên
Sơn; hệ thống giao thông nội phố được bố trí theo hình bàn cờ tạo thuận lợi trong việc
đi lại, giao thương giữa các phố. Nơi đậm đặc hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và
lịch sử cách mạng với 6 di tích cấp quốc gia đặc biệt liên quan đến cuộc khởi nghĩa
của Nông dân Yên thế, 01 cấp quốc gia, 02 cấp tỉnh và khu di tích K12 là nơi phát
tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân, đây là lợi thế để thị trấn Nhã Nam dần
hình thành và phát triển du lịch tâm linh, du lịch về nguồn theo trục hành lang TP Bắc
Giang – Tân Yên – Yên Thế... Bên cạnh đó Người Nhã Nam vốn cần cù, chịu khó
trong lao động sản xuất, năng động, linh hoạt trong kinh doanh buôn bán, thích ứng
nhanh với sự phát triển và biết phát huy lợi thế để đứng vững trên thương trường.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông nội phố chật hẹp, chưa có các tuyến tránh để giảm ùn
tắc giao thông nội phố, chưa có các tuyến nhánh để kết nối với các trục đường mới.
194