Page 199 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 199
văn, võ, ngoại giao. Sử xanh, bia đá còn ghi lưu truyền những văn nhân, võ tướng có
công phò vua, cứu nước, cứu dân. Nhiều người con Việt Lập từ thời phong kiến đã đỗ
đạt làm quan, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Lê - Mạc, Lê - Trịnh.
Tiêu biểu như Giáp Chinh Khánh làm quan tới chức Tiền Trung Nghĩa thiết kỵ tướng
quân triều Lê Cảnh Hưng (tức Lê Hiến Tông 1740-1786). Giáp Đăng Luân làm quan
tới chức Tiền phụ quốc Thượng tướng quân, Thiêm tri hộ phiên, Thị nội thư, Thái bảo
chí sĩ (Chánh nhất phẩm của hàng tước võ) triều Lê Mạc (thế kỷ XVI). Giáp Trung
Hoà Anh liệt tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Tư lệ chỉ huy, Bảo lĩnh hầu. Giáp Trinh
Tường Lê triều phụ tá, Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Bắc quân đô đốc phủ,
Tả đô đốc trấn thủ Cai Kỳ kiêm Thị nội thư tả chi hộ phiên, Thái bảo chí sĩ. Giáp
Trinh Phúc: Tiền phong, ấm vũ tướng quân đô đốc phủ; đặc tứ phong tặng: Thần vũ
tứ vệ quân vụ sử đề đốc, Sơn lĩnh hầu. Giáp Phúc Thành tiền phong tặng Anh liệt
tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Tư chỉ huy sứ Thiên sự, Bảo lĩnh hầu. Giáp Trung Liêm:
Lê triều Hoằng tín đại phu, Tự trung quân Văn Hàn…
Việt Lập là nơi có vốn di sản văn hóa hết sức phong phú. Về di sản văn hóa vật
thể, đó là hệ thống các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm,
các điêu khắc trên đá, trên gỗ hết sức phong phú và có giá trị. Tiêu biểu như di tích
lịch sửa văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt Đình Nội (Việt Lập) xây thời Lê Dụ Tông,
niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719); di tích lịch sử cấp Quốc gia Chùa Kim Tràng; di
tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Lăng Phục Chân Đường; các di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh như Đình Kim Tràng, Đình Ngò; Lăng Quan Thái Bảo Giáp Chinh Tường;
Chùa Phán Thú, Đình Nguyễn, Đình Hoãn.
Lăng phục chân đường
198