Page 212 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 212

Tôi luôn mơ hồ nghe thấy tiếng lạo xạo sỏi cơm reo dưới chân mình trong mỗi
                  giấc mơ ở xa quê. Ngày xưa đường đất phủ sỏi cơm, bụi đỏ, xóm làng lấm láp, khó
                  nghèo. Bây giờ mọi thứ đã hoàn toàn khác, mấy chục năm trôi qua, con người Tân
                  Yên đã hiện thực hóa, đã biến khao khát của người xưa thành hiện thực. Xóm làng trù

                  mật, phố phường, nhà máy, trường học, bệnh viện... hiện đại, đường đi lối lại đã dần
                  thênh thang cứng hóa, rải nhựa hoặc đổ bê tông. Điện sáng như sao thay cho đèn dầu
                  loe hoe ngày cũ. Sản xuất nông nghiệp đã có máy móc hỗ trợ, xuất hiện ngày càng
                  nhiều cánh đồng năng suất cao, các cây, con đặc sản. Danh thắng cùng với bao trầm

                  tích văn hóa lịch sử trở thành di sản quý báu trải khắp mỗi xóm, làng, khu phố. Không
                  hiếm những khu dân cư giàu có, những mô hình kinh tế hiệu  quả, những ngôi làng
                  đáng sống…Nhiều danh thắng được khách xa biết đến như khu du lịch tâm linh núi
                  Dành  (Liên  Chung),  núi  Đót  (Phúc  Sơn),  Đồi  văn  hóa  kháng  chiến  ấp  Cầu  Đen

                  (Quang Tiến), Khu di tích nơi phát tích 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Nhã
                  Nam)…Nhiều sản phẩm nông nghiệp được xây dựng thương hiệu, có uy tín trên thị
                  trường như vú sữa Hợp Đức, sâm Nam núi Dành, lạc giống Tân Yên, tỏi tía Tân Yên,
                  mì gạo Châu Sơn… Riêng dòng sông Thương bồi đắp phù sa cho bao làng mạc, tạo

                  nên những huyền thoại trong đời sống tinh thần của nhân dân, sáng tạo ra những làn
                  điệu chèo, hát ống hát ví trữ tình sâu lắng. Đất địa linh sinh người quân tử, tinh hoa
                  của núi sông thẩm thấu vào tính cách con người Tân Yên thượng võ mà nhân hậu, bao
                  dung. Câu phương ngôn “Trai Cầu Vồng Yên Thế/ Gái Nội Duệ Cầu Lim” chính là

                  nói đến trai vùng đình Vồng, Song Vân ngày nay. Xưa Tân Yên còn được gọi là Yên
                  Thế hạ, đình, đền, nghè Vồng là nơi Đề Thám vẫn tổ chức lễ tế cờ mỗi khi ra trận.
                  Bây giờ có nhiều điểm di tích trên địa bàn huyện thuộc Cụm di tích Khởi nghĩa Yên
                  Thế (Di tích quốc gia đặc biệt).

                         Liên Chung nơi có ngôi làng nhỏ của tôi đang đổi thay từng ngày chính là minh

                  chứng rõ nhất của công cuộc vươn lên mạnh mẽ của Tân Yên. Xưa kia chiêm khê
                  mùa thối, cái đói cái nghèo theo suốt mấy mùa, trẻ con đi học nhọc nhằn đủ bề. Nay
                  ấm no đã tràn ngõ xóm, hộ nghèo ngày một giảm, đường đi lối lại thuận tiện, chuyện
                  học chữ của trẻ em đã thơ thới, dễ dàng. Cha tôi- ông giáo già, đồng thời là người lính

                  cụ Hồ năm xưa, sớm nào cũng đạp xe xuống cây cầu mới bắc qua sông Thương, nối
                  xã Liên Chung và xã Dương Đức (Lạng Giang) với niềm tự hào rạng rỡ, rằng chưa
                  bao giờ lại sung sướng thế, vèo cái đã sang bên kia sông. Cả  mấy trăm năm nay,
                  người dân hai bên bờ sông muốn thăm gặp nhau phải đi đò, lũ trẻ chọn cách bơi qua

                  sông. Trai gái bên này, bên kia sông muốn yêu nhau cũng khó. Cây cầu hiện tại chính
                  là niềm mơ ước của hàng nghìn người dân nhiều thế hệ hai bên bờ sông. Ý nghĩa lớn
                  lao đó làm thay đổi đời sống con người. Liên Chung từ vùng quê nghèo khó giờ đã có
                  nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng như sâm Nam núi Dành, tương, nem Liên

                  Chung, hành tỏi tía... Nhiều triệu phú, tỉ phú xuất hiện nhờ trồng sâm, nuôi dê, nuôi

                                                                211
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217