Page 215 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 215
VỀ VỚI MIỀN CỔ TÍCH BÊN DÒNG NHÂM NGAO
Châu Giang
Hiền lành và lặng lẽ, từ hàng ngàn năm qua, dòng sông Nhâm Ngao bắt nguồn
từ các khu đồi núi Phú Bình, Yên Thế rồi chảy vào huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
qua khu Cầu Quận, về Phú Khê và nhập vào Sông Thương - Đây là dòng sông cổ gắn
liền với miền quê này.
Đôi bờ sông cổ là những xóm làng trù phú xanh mướt bóng tre, thấp thoáng
trong đó là nét cong vút những mái đình, mái chùa cổ kính và ắp đầy những huyền
thoại, cổ tích, những lễ hội, tập tục đặc sắc cùng những con người kiệt hiệt ...tất cả đã
bồi đắp một nền văn hiến, văn hóa đặc trưng cho Yên Thế hạ - Tân Yên. Nhâm Ngao
là dòng sông cổ, một phụ lưu của dòng sông Thương và thật ngẫu nhiên khi con sông
cổ này chia huyện Tân Yên thành hai phần mà ở đó nói như dân gian: Đất văn võ
kiêm toàn. Bờ Bắc của dòng Nhâm Ngao, trên đất Việt Lập, xưa còn có tên Bảo Lộc
Sơn uy nghiêm với lăng mộ Tham đốc thượng trụ quốc, Lập quận công Giáp Đăng
Luân (1675 - 1737), thời Hậu Lê. Không xa nơi đó là lăng của Thái bảo Giáp Chinh
Tường. Cả hai ông đều là những người có nhiều công lao trong việc giúp dân mở đất
lập làng, xây dựng cầu cống, tu sửa đình chùa. Dòng họ Giáp ở đây cũng là hậu duệ
của Trạng nguyên Giáp Hải. Việt Lập còn được nhắc tới bởi Di tích lịch sử văn hóa
chùa Kim Tràng - hình ảnh thu nhỏ của chùa Vĩnh Nghiêm, đình Um Ngò, chùa Phán
Thú và lễ hội Bảo Lộc Sơn nổi tiếng một thời.
Hiền lành và lặng lẽ, từ hàng ngàn năm qua, dòng sông Nhâm Ngao bắt nguồn
từ các khu đồi núi Phú Bình, Yên Thế rồi chảy vào huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
qua khu Cầu Quận, về Phú Khê và nhập vào Sông Thương. Đôi bờ sông cổ là những
xóm làng trù phú xanh mướt bóng tre, thấp thoáng trong đó là nét cong vút những mái
đình, mái chùa cổ kính và ắp đầy những huyền thoại, cổ tích, những lễ hội, tập tục
đặc sắc cùng những con người kiệt hiệt ...tất cả đã bồi đắp một nền văn hiến, văn hóa
đặc trưng cho Yên Thế hạ - Tân Yên.
Nhâm Ngao là dòng sông cổ, một phụ lưu của dòng sông Thương và thật ngẫu
nhiên khi con sông cổ này chia huyện Tân Yên thành hai phần mà ở đó nói như dân
gian: Đất văn võ kiêm toàn. Bờ Bắc của dòng Nhâm Ngao, trên đất Việt Lập, xưa còn
có tên Bảo Lộc Sơn uy nghiêm với lăng mộ Tham đốc thượng trụ quốc, Lập quận
công Giáp Đăng Luân (1675 - 1737), thời hậu Lê. Không xa nơi đó là lăng của Thái
bảo Giáp Chinh Tường. Cả hai ông đều là những người có nhiều công lao trong việc
giúp dân mở đất lập làng, xây dựng cầu cống, tu sửa đình chùa. Dòng họ Giáp ở đây
cũng là hậu duệ của Trạng nguyên Giáp Hải. Việt Lập còn được nhắc tới bởi Di tích
214