Page 113 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 113
CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 111
Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng Hội An, cảng chính
của Đàng Trong, cũng có vai trò của nó trong việc lôi cuốn các
thương gia Nhật tới Đàng Trong. Đây là một trung tâm phân
phối hàng được tổ chức khá tốt. Người Nhật có thể tới đây mua
hàng của người Trung Hoa và các nước Đông Nam Á một cách
khá thuận lợi với mức thuế không cao lắm. Về phương diện
này, Hội An cũng giống một số cảng khác ở Đông Nam Á như
Malacca, Patani và Banten. Các cảng này hoạt động tấp nập
nhưng lượng hàng được sản xuất tại chỗ trong vùng kế cận lại
rất hạn chế.
Theo Borri, các thuyền buôn của Nhật thường chở một lượng
bạc trị giá từ 4 đến 5 triệu tới Đàng Trong . Từ một số nguồn
1
tư liệu của người Hà Lan, nhà nghiên cứu Iwao Seiichi cũng kết
luận là mỗi châu ấn thuyền mang theo một số vốn trị giá 400
kan (400.000 đồng tiền đồng) tối thiểu vào buổi đầu và 1.620
kan (1.620.000 đồng) vào giai đoạn cuối. Do đó, không thể
không nhìn nhận rằng việc buôn bán với các châu ấn thuyền của
người Nhật đã góp phần tạo nên sự tăng vọt kinh tế thực sự tại
Đàng Trong vào đầu thế kỷ 17. Và kết quả là họ Nguyễn đã có
thể trang bị cho mình những khí giới tiên tiến giúp họ chống
cự lại Đàng Ngoài. Do đó, có thể nói Đàng Trong với tính cách
là một quốc gia đã ra đời và phát triển trên sự phát triển một
cách thành công nền thương mại và kinh tế trong những thập
niên quyết định này.
Tuy nhiên, người Nhật, dù quan trọng, cũng không phải là
bạn hàng duy nhất của Đàng Trong vào giai đoạn này. Phần tiếp
theo đây sẽ đề cập đến một số bạn hàng khác của Đàng Trong.
Trước hết là người Hoa.
1 Borri, Cochinchina, trg. 2.
www.hocthuatphuongdong.vn