Page 118 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 118
116 XỨ ĐÀNG TRONG
gỗ vang, ngà voi, serong bourang, gumrac và lankien... đồ sứ thô
và các hàng hóa khác. Với những gì còn lại, họ có thể mua thêm
hồ tiêu, ngà voi, bột gia vị, bạch đậu khấu của Quinam, v.v... Do
đó, thuyền của họ trở về Trung Hoa thường là đầy hàng” .
1
Từ những ghi chép của người Nhật trong Kai-hentai, chúng
ta thấy có một số thuyền của người Hoa từ Hội An đi Cao Mên
và buôn bán tại đây trước khi đi Nhật Bản . Một số lại dùng lịch
2
trình khác, chẳng hạn họ đi từ Cao Mên tới buôn bán ở Hội An
rồi sau đó tới Nhật Bản. Một số thuyền trên đường đi từ Xiêm
tới Nhật Bản đã phải ghé Hội An có khi cả năm để chờ gió
thuận . Đa số thuyền khác đi từ Trung Hoa tới Hội An, buôn
3
bán tại đây rồi sau đó đi Nhật Bản.
Vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, các thương gia người Hoa
đã gặp nhiều thuận lợi hơn khiến họ có thể tạo một số cơ sở cho
phép họ chế ngự nền thương mại của phía nam Việt Nam trong
hai thế kỷ kế tiếp. Trần Kính Hòa đưa ra ba lý do cắt nghĩa sự
kiện này. Thứ nhất, cuộc ngưng chiến giữa chúa Trịnh và chúa
Nguyễn vào năm 1672 đã mở đầu một thế kỷ hòa bình ở cả hai
bên cho tới khi Tây Sơn nổi dậy. Khi không còn chiến tranh đe
dọa (do đó không còn cần sự trợ giúp bằng bất cứ giá nào), cả
hai chính thể đều trở nên ít dễ dãi hơn đối với các thương gia
người châu Âu. Tình hình mới này tạo cơ hội cho người Hoa
đóng vai trò trung gian giữa hai bên: Việt Nam và người Âu.
Thứ hai, vào thời này, các công ty thương mại của người Hoa ở
Quảng Đông, đại diện bởi Thập tam hãng, đặc biệt là Công hãng,
đã hoạt động một cách tích cực và hữu hiệu, đến độ thuyền của
họ “bắt đầu cung cấp cho tàu châu Âu các sản phẩm của Việt
Nam và đồng thời cung cấp cho Việt Nam hàng Trung Hoa và
1 Buch, Oost-Indische Compagnie, trg. 68.
2 Kai-Hentai, quyển 16, trg. 1154-1155.
3 Ibid, quyển 33, trg. 2579.
www.hocthuatphuongdong.vn