Page 120 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 120
118 XỨ ĐÀNG TRONG
Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường
thủy, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An,
vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về
nước. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở
cùng một lúc cũng không hết được” .
1
Có sự khác biệt trong buôn bán giữa các thương gia người Âu
và các con buôn người Hoa ở Đàng Trong. Hàng hóa phương
Tây thường là quá đắt đối với người dân thường, do đó lợi chính
họ thu được là do mua vào hơn là bán ra. Trong khi đó, theo
thương gia họ Trần, hàng Trung Hoa “được tiêu thụ rất nhanh,
hết sạch”. Tình hình này hẳn đã lôi cuốn nhiều con buôn người
Hoa tới Đàng Trong hơn nữa.
Tuy nhiên, sự thành đạt của nền thương mại người Hoa
tại Đàng Trong còn do một yếu tố khác nữa, đó là chính sách
của họ Nguyễn đối với Trung Hoa có phần cởi mở hơn. Theo
truyền thống, các nhà cầm quyền Việt Nam ở phía bắc đã tìm
cách tách các thương gia người Hoa khỏi người Việt, đặc biệt
là khỏi kinh đô. Năm 1149, Lê Anh Tông đã lập bến Vân Đồn
(Văn Hải) làm thương cảng và trong mấy trăm năm, cho tới khi
Phố Hiến được thiết lập vào thế kỷ 17, đây vẫn là nơi buôn bán
chính của người Hoa.
Nhưng họ Nguyễn ở phía nam lại có thái độ hoàn toàn khác
khi họ hiểu là cần phải có buôn bán nếu Đàng Trong muốn tồn
tại trong những năm đầu. Họ quyết định dùng người Nhật và
người Hoa vào lợi ích của chính họ. Họ đã không chỉ để cho
những người này sinh sống và buôn bán ở Đàng Trong mà còn
dùng họ trong guồng máy nhà nước. Cả tàu Nhật lẫn tàu của
người Hoa đều thường đem hàng và thư của các chúa Nguyễn
cho Nhật Bản hoặc Batavia. Năm 1673, hoàng tử Diễn còn viết
1 Phủ biên Tạp lục, quyển 4, trg. 34b.
www.hocthuatphuongdong.vn