Page 125 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 125
CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 123
Dầu vậy, người Hà Lan vẫn không nản lòng. Năm 1622, một
người đại lý Hà Lan ở Firando tính rằng tổng giá trị hàng hóa
của Trung Hoa bán được ở Nhật là 1.008.000 real, trong đó 2/3
là tơ và 1/3 là vải tơ. Như thế không phải là không có triển vọng
thu được những món lời lớn, bởi vậy người Hà Lan không hề
từ bỏ hy vọng có thể chớp thời cơ tại Đàng Trong . Cuối cùng,
1
họ đã thiết lập được một trạm ở Faifo vào năm 1633. Nhưng số
vốn họ bỏ ra trong cuộc mạo hiểm này lại quá nhỏ - 625 real và
150 picul chì - so với 400.000 real hai châu ấn thuyền của Nhật
2
đem vào Đàng Trong cùng năm đó. Năm 1634, người Hà Lan
đưa vào Đàng Trong một số vốn lớn, nhưng vì người Nhật đã
làm chủ nền kinh tế ở đây nên họ chỉ có thể đầu tư 37.403 trong
tổng số 57.287 đồng tiền Hà Lan họ mang theo . Cao điểm của
3
nền thương mại Hà Lan - Đàng Trong là năm 1636, chủ yếu trên
việc buôn bán tiền đúc như sẽ được đề cập đến ở chương sau.
Từ 1633 đến 1637, mỗi năm có hai tàu Hà Lan tới Đàng
Trong. Hai tàu này thường xuất phát từ Firando, qua Taiyuwan
(cảng An Bình ở Đài Loan) tới Đàng Trong trước khi trực chỉ
Batavia . Nhưng họ không địch lại nổi người Nhật trong việc
4
thu mua tơ, nguồn lợi chính yếu của họ. Người Nhật sinh sống
ở Hội An đã kiểm soát thị trường tơ ở đây. Đàng Trong cung
cấp không đủ và người Nhật định cư ở Hội An thường xuyên
lui tới các vùng sản xuất tơ (chủ yếu là các phủ Thăng Hoa và
Điện Bàn ở Quảng Nam) và mua trước cả vụ rồi.
Không xâm nhập được vào thị trường tơ ở Đàng Trong,
người Hà Lan phải hướng tới Đàng Ngoài, như Daghregister
cho thấy. Tháng hai 1636, người Hà Lan bắt đầu thăm dò khả
1 Buch, trg. 18.
2 Buch, trg. 26.
3 Buch, “La Compagnie des Indes Nederlandaises et l’Indochine“, BEFEO, 1936, trg. 133.
4 Xem Daghregister, bản dịch tiếng Hoa, quyển 1, trg.126, 137, 190 và 202.
www.hocthuatphuongdong.vn