Page 117 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 117

CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI                                    115


               Năm 1715, chính quyền Nhật Bản nhận thấy con số 70 còn
            quá cao nên đã giảm xuống còn 30 mỗi năm và chỉ cho phép

            một thuyền mỗi năm từ mỗi nước Đông Nam Á, với trọng
            lượng hàng khác nhau tùy theo mỗi nước: từ Đàng Ngoài và
            từ Cao Mên, trọng lượng được ấn định là 200 kan, từ Quảng
            Nam, Xiêm và Jakarta, trọng lượng được ấn định là 300 kan,
            đứng đầu danh sách .
                                 1
               Tuy nhiên, bảng 2 đã không cho chúng ta thấy hết lịch sử
            nền thương mại của người Hoa với Đàng Trong. Đài Loan hẳn
            cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong nền thương mại này
            trong thế kỷ 17.
               Theo nguồn tư liệu của người Hà Lan thì vào năm 1665,

            nhà cầm quyền Đài Loan, Coxinga (Trịnh Thành Công), cử
            24 thương thuyền tới Đông Nam Á. 4 trong số thuyền này đã
            đến Quảng Nam . Ken hentai cũng nói là vào năm 1683 có ba
                              2
            thuyền từ Đài Loan tới mua gạo ở Đàng Trong để bán lại ở Đài
            Loan . Một tư liệu khác của người Hà Lan năm 1661 có đề cập
                  3
            tới số thuyền của Đài Loan tới mua bán một số mặt hàng gồm
            gạo, kali-nitrat, lưu huỳnh, thiếc và chì với các nước trong vùng

            Đông Nam Á trong đó có Đàng Trong .
                                                    4
               Việc buôn bán ở Đàng Trong gặp thuận lợi lớn nhờ vị trí của
            xứ này. Buch giải thích:

               “Lý do khiến có nhiều thương gia như vậy hằng năm từ Trung
            Hoa đến Quinam là vì có thể tìm thấy ở đây một trung tâm buôn
            bán với các nước và các vùng lân cận. Hồ tiêu được chở tới đây
            từ Palembang, Pahang và các vùng lân cận; long não từ Borneo,



            1   Ibid, trg. 108-109.
            2   Trích dẫn từ Tào Vĩnh Hà, Đài Loan đảo kỳ lịch sử nghiên cứu, một công trình nghiên cứu về lịch sử
               buổi đầu của Đài Loan, Đài Bắc, 1979, trg. 377.
            3   Kai-hentai, Toyo Bunka, Tokyo, 1958, tập 1, trg. 392.
            4   Tào Vĩnh Hà, Sđd, trg. 378.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122