Page 119 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 119
CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI 117
sản phẩm của châu Âu Việt Nam cần” . Thứ ba, quy định của
1
Nhật năm 1715 về ngoại thương đã hạ số thuyền của Trung
Hoa tới Nhật xuống còn 30 với tổng giá trị hàng hóa là 6.000
kan (600.000 lạng bạc) như nói trên đây, đã tác động mạnh trên
nền thương mại của Đàng Trong như làm một số lớn thuyền đã
lui tới Nhật hướng về các cảng khác trong vùng Đông Nam Á .
2
Năm 1695, Bowyear tính có ít là 10 tới 12 thuyền Trung
Hoa từ Nhật, Quảng Đông, Xiêm, Cao Mên, Manila và Batavia
đến buôn bán ở Hội An mỗi năm . Sau quy định năm 1715
3
của Shotoku, số thuyền Trung Hoa buôn bán với Đàng Trong
trong các thập niên 1740-1750 đã tăng lên 80 mỗi năm, không
kể các tàu từ Macao, Batavia và Pháp . Các con số này chứng tỏ
4
là khoảng một nửa hay hơn số thuyền Trung Hoa không được
vào Nhật đã quay sang Hội An.
Hàng hóa phong phú của xứ Quảng Nam chắc chắn đã cuốn
hút các thương gia người Hoa. Theo một người Quảng Đông
họ Trần sống vào thế kỷ 18 thì
“Từ phủ Quảng Châu đi đường biển đến trấn Thuận Hóa, được
gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh
Hà ở Phú Xuân, vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng
Nam cũng thế. Từ Quảng Châu đến trấn Sơn Nam (cảng chính
của xứ Đàng Ngoài) lại gần hơn, chỉ một ngày hai đêm. Nhưng
thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền
từ Thuận Hóa về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu; còn từ Quảng Nam
về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp
được. Hàng hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn,
1 Trần Kính Hòa, Historical Notes on Hội An, Center for Vietnamese Studies, Southern Illinois Iniversity
at Carbondale, Monograph Series IV, trg. 26.
2 Ibid, trg. 25-26.
3 Lam, The Mandarin Road to Old Hue, Clarke, Irwin & Co.Ltd, Toronto, 1970, trg.52.
4 Koffler, “Description historique de la Cochinchine”, Revue Indochinoise, 1911, quyển 16, trg. 585.
www.hocthuatphuongdong.vn