Page 135 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 135
TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 133
như là một nơi trao đổi hàng. Chúng ta có thể có một ít ví dụ
về loại buôn bán này trong bảng kê khai hàng hóa của một chiếc
ghe đi từ Đàng Trong tới Nhật vào năm 1641:
“Sa tanh, roothout, đường phổi, da cá mập, sittouw, tơ sống
Quảng Nam, dừa, da đanh, hồ tiêu, hạt nhục đậu khấu, sừng
trâu, sáp ong, sitcleed, paughsij trắng, pelingh , long não, gielem
1
đỏ, ruzhen, gỗ trầm hương, sừng tê, gỗ aguila, thủy ngân, quang
dầu Cao Mên, coninex hockin, gấm thêu kim tuyến, nhung,
thiếc...” .
2
Bảng này có thể giúp chúng ta nhận ra xuất xứ của một số
loại: da đanh từ Xiêm, sơn từ Cao Mên, long não từ Brunei và
conincx hockin (rất có thể là một thứ vải tơ) từ Phúc Kiến. Hạt
nhục đậu khấu là từ đảo Banda ở Đông Indonesia đưa tới Đàng
Trong. Vải thêu kim tuyến cũng không phải do Đàng Trong hay
Đàng Ngoài sản xuất. Theo Waquan Sanzai Zue (Oa hán tam tài
đồ hội), một cuốn tự điển Nhật vào thế kỷ 17, thì nhung được
sản xuất tại Hà Lan, Quảng Đông, Đàng Ngoài và Phúc Kiến.
Đàng Trong không sản xuất mặt hàng này . Tơ lụa và panghsij
3
trắng, pelingh, gielem đỏ, ruzhen, mặc dù các nguồn tư liệu nói
là đa số được sản xuất tại Trung Hoa và Đàng Ngoài (đặc biệt là
4
pelingh), các hàng này cũng có thể được sản xuất ở Đàng Trong.
Tuy nhiên, số lượng được ghi ở đây quả là quá cao (4.800 fan)
khiến người ta không nghĩ là tất cả đều do một mình Đàng
Trong cung cấp.
1 Rất có thể là peh ling (bạch linh?) trong thổ ngữ của vùng Xương Châu và Tuyền Châu, và có nghĩa là
“thạch nam trắng”, một loại lụa mịn màu trắng, nhưng đôi khi cũng có thứ màu đỏ hoặc xanh.
2 Daghregister des Comptoirs Nangasaque, bản dịch tiếng Nhật của Murakami Masajiro, Iwanami
Shoto, Tokyo, 1938, quyển 1, trg. 32-34.
3 Waquan Sanzai Zue (Oa hán tam tài đồ hội), in lại năm 1929 do Nihon zuihitsu taisei kanko kai, Tokyo,
quyển 1, trg. 259.
4 Xem phần “Người Nhật” trong chương 3.
www.hocthuatphuongdong.vn