Page 139 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 139
TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 137
Bảng 1: Đường nhập vào Nhật Bản năm 1663
(tính theo jin: 1 jin = 0,5kg)
Xuất xứ Số Đường Đường Đường
ghe trắng phổi phèn
Xiêm 3 142.000 45.400
Cao Mên 3 12.300 71.400 2.200
Quảng Nam 4 30.260 122.000 150
Đàng Ngoài 1 42.000 23.000 900
Đài Loan 3 50.800 37.000 1.700
So sánh nội dung của bảng này với báo cáo của Johan van
Linga, chúng ta sẽ thấy là số đường phổi xuất cảng từ Đàng
Trong (61.000kg) đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 20 năm. Việc
sản xuất ra loại hàng này rõ ràng đã được khuyến khích bởi
nền ngoại thương và xem ra đã phát triển rất nhanh. Non một
thế kỷ sau, vào năm 1750, Poivre nói là chỉ nguyên Trung Hoa
đã nhập hơn 40.000 barrel đường trắng từ Hội An mỗi năm,
1
và khoảng 400% lợi nhuận có thể thu được từ mặt hàng này .
2
Năm 1822, Crawfurd nói là 20.000-60.000 picul (l.000 đến 3.000
tấn) đường được chở từ Hội An đến Trung Hoa hằng năm và
5.000 picul (250 tấn) được chở tới các căn cứ của người Âu ở
eo biển Malacca . Tuy nhiên việc sản xuất đường xem ra đã bị
3
trì trệ trong thời Tây Sơn, theo Macartney, “đất nước bị tàn phá
trong một thời gian dài nên số đường được sản xuất chỉ nhiều
1 Taboulet, La Geste Francaise, quyển 1, trg. 138.
2 “Mémoires diverses sur la Cochinchine” Revue d’Extrême-Orient, 1883, quyển II, trg. 329. Nhưng ở
một chỗ khác, tác giả nói là lợi nhuận do đường là 100%, xem Ibid, trg. 360.
3 Crawfurd, Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the Courts of Siam and
Cochinchina, do Oxford University Press in lại, Kuala Lumpur, 1967, trg. 474.
www.hocthuatphuongdong.vn