Page 142 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 142
140 XỨ ĐÀNG TRONG
hề là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tại đây trước cuối thế
kỷ 17, trước khi đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu trồng lúa
với số lượng lớn. Thật vậy, theo tư liệu để lại, cho tới cuối thế
kỷ 17, Xiêm còn xuất gạo tới Đàng Trong . Có thể đồng bằng
1
sông Cửu Long chỉ bắt đầu sản xuất nhiều gạo để có dư bán đi
khắp nơi sớm lắm là từ đầu thế kỷ 18. Ngay vào thời điểm này,
phần lớn số gạo sản xuất được cũng chỉ được bán trong nước
hơn là bán ra ngoài. Nhưng vào năm 1789, khi xảy ra nạn đói ở
Xiêm, chúng ta thấy Nguyễn Ánh cho phép bán 8.800 phương
(264.000 lít) gạo cho người Xiêm . Vào thời này, gạo ở đồng
2
bằng sông Cửu Long nhiều đến độ Nguyễn Ánh đã dùng gạo để
khuyến khích các thương gia người Hoa đem sắt, thép, chì và
lưu huỳnh tới vùng Gia Định. Thuyền được chia thành ba cấp:
Cấp I: đối với các thuyền chở 100.000 cân (50.000 kg) bốn loại
hàng chiến lược, gạo được miễn thuế và có thể chở trên 300.000
cân (150.000 kg) đi xa,
Cấp II: đối với các thuyền chở 60.000 cân (30.000 kg) bốn mặt
hàng đặc biệt, có thể chở 220.000 cân gạo.
Cấp III: đối với các thuyền chở 40.000 cân bốn mặt hàng trên,
có thể xuất 150.000 cân gạo” .
3
Cũng có nhiều mặt hàng thông dụng được bán ở Đàng
Trong. Phủ biên kê ra 51 mặt hàng: “Tơ, vải bông, các vị thuốc,
giấy vàng bạc, hương vòng, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm,
y phục, giày tốt, kính, quạt giấy, bút, mực, kim, các thứ bàn ghế,
các thứ đồ đồng, đồ bạc, các thứ đồ sành, chè, đồ ăn khô, đồ ngọt” .
4
Trong khi vào thế kỷ 17, hàng xa xỉ chiếm một tỷ lệ quan trọng
trong nền thương mại ở Đàng Trong thì vào thế kỷ 18 các mặt
1 Như được nói đến trong chương trước.
2 Chính Biên, quyển 4, trg. 349-350.
3 Chính Biên, quyển 4, trg. 349-350.
4 Phủ biên, quyển 4, trg. 35b.
www.hocthuatphuongdong.vn