Page 146 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 146
144 XỨ ĐÀNG TRONG
niên 1770. Do đó, quy định này xem ra không thể có trước giữa
thế kỷ 18 . Theo Borri, vào những ngày đầu, có thể là chưa có
1
thuế và “Vua Đàng Trong không khước từ một dân tộc nào” và
cho “mọi loại người ngoại quốc tự do tới đây” . Nhưng Edward
2
Saris, người cùng đi với William Adams trong thập niên 1610,
lại khẳng định rằng “nhà vua rất muốn có súng lớn bằng đồng
thau và nếu chúng ta có thể đem đến cho người một khẩu demi
couluren (khẩu pháo có nòng khoảng 4,5 inches) hoặc một khẩu
sacker (nhỏ hơn khẩu demi couluren được sử dụng trên tàu),
chúng ta sẽ không phải trả thuế nữa” . Những cách giải thích
3
này cho hiểu rằng người ngoại quốc đến buôn bán ở Đàng
Trong phải trả một số thuế nhỏ nào đó trong khi những người
khách viếng thăm có mang một số quà đặc biệt thì được miễn.
Vào cuối thế kỷ 17, tình hình này rõ ràng đã thay đổi. Chẳng
hạn, chúng ta thấy Bowyear đề nghị với chúa Nguyễn năm
1695 để người Anh trả 500 lạng thuế quan cho một chiếc tàu
tới Đàng Trong buôn bán . Đề nghị này cũng cho thấy là họ
4
Nguyễn không áp dụng một đạo luật cố định về thuế các tàu
ngoại quốc phải trả vào thời điểm này. Trong thập niên 1750,
thuế ấn định cho tàu châu Âu là trên 8.000 quan. Khi chiếc tàu
Hà Lan, tàu Tulpenburg, tới Đàng Trong năm 1752, tàu này trả
8.000 quan thuế cập bến . Và một tàu Pháp từ Pondichery tới
5
vào năm 1753, họ Nguyễn đòi 8.000 đồng thay vì 4.000 họ đã
hứa vào năm 1752. 6
Một điều xem ra chắc chắn là tàu hay thuyền còn phải trả
thuế hàng hóa ngoài số thuế phải đóng trên đây. Một nguồn tư
1 Trần Kính Hòa lưu ý điểm này trong “The Chinese town of Hội An” của ông, trg. 310.
2 Borri, Cochinchina, trg. I 2.
3 C.J. Purnell ed. The Log-Book of William Adams, 1614-19, trg.294. Ghi chú trong ngoặc là của Purnell.
4 The Mandarin Road, trg.50.
5 Buch, “La Compagnie des indes nederlandaises et l’Indochine”, BEFEO, tập XXX VII trg.153.
6 Launay, Histoire de la mission de Cochinchine 1658-1823, quyển 2, trg.354.
www.hocthuatphuongdong.vn