Page 138 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 138

136                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             Hoa sản xuất nhiều nhất. Vào năm 1765, có một người đã mua
             hẳn một quả núi ở nguyên  Thu Bồn để đãi vàng, “người ta nói
                                         1
             vàng người này mang đến Hội An để bán cho người ngoại quốc
             không dưới 1.000 thỏi (1 thỏi vàng = 200 quan tiền đồng) mỗi
             năm”. Khẳng định này có vẻ phóng đại, đặc biệt là vào thời cuối
             của các chúa Nguyễn, bởi vì thuế vàng trong thập niên 1770 chỉ
             từ 340 lạng đến 800 lạng mỗi năm. Tuy nhiên, trong các thập
             niên 1630, 1640, các mặt hàng do chính Đàng Trong sản xuất
             bắt đầu chiếm một vị trí lớn hơn trong nền ngoại thương. Do

             việc cung cấp cho Trung Hoa và Nhật Bản các sản phẩm được
             sản xuất ở địa phương cũng như tái xuất cảng hàng hóa của các
             nước khác, vị trí kinh tế của Đàng Trong được củng cố thêm
             nhiều. Mặt hàng được sản xuất tại chỗ quan trọng nhất và nổi
             bật trong thị trường Đàng Trong vào thời này là đường.
                Tơ không hề là sản phẩm chính có số lượng lớn của Đàng

             Trong. Một cuộc điều tra do Johan van Linga thực hiện năm
             1642 đã đưa ra bảng danh sách các hàng hóa có thể kiếm được
             ở Đàng Trong hằng năm như sau:
                “100 picul tơ, từ 50 đến 60 picul gỗ trầm hương, từ 40 đến 50

             catty kỳ nam, 100 picul hồ tiêu nếu được mùa và 300 đến 400
             picul (18.000 tới 24.000 kg) đường phổi” .
                                                      2
                Nếu có thể tin được ở nguồn tư liệu này thì đường phổi là
             mặt hàng tăng nhanh nhất về số lượng ở Đàng Trong. Bảng dưới
             đây cho thấy số lượng đường các thương gia người Hoa chở tới
             Nhật năm 1663 :
                             3





             1   Xem trang 214 (biên tập viên)
             2   Buch, trg. 121.
             3   Nishikawa Joken, Zoho ka-i tsushoko, Kyoto, Rakuyo Shorin, 1708. Trích dẫn từ Trung Quốc hải
                dương phát triển sử luận văn ký, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Tam Dân, Viện Nghiên cứu Trung ương,
                Đài Bắc, 1986, tr. 148.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143