Page 231 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 231

CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO                 229


            một cách rộng rãi ở Đàng Trong hồi giữa thế kỷ 16 đến thế kỷ
            19. Hầu như chắc chắn loại ghe này làm theo mẫu của người

            Chăm, bởi vì vùng loại ghe này được sử dụng kéo dài từ Hội An
            xuôi xuống phía nam tới Thuận Hải là vùng đất người Chăm
            vẫn thường sống. Một số nhà nghiên cứu người Việt còn khẳng
            định rằng không chỉ kỹ thuật mà đến cả tên gọi ghe và bàu cũng
            được vay mượn của người Mã Lai. Các tác giả này lưu ý tới sự
            giống nhau giữa từ ghe của tiếng Việt với từ gai của tiếng Mã Lai,
            và gợi ý cho thấy là bàu có thể là cách đọc trại đi của từ prahu

            của tiếng Mã Lai . Đoạn Barrow tả về ghe thuyền trong vùng
                              1
            Turan chắc chắn hỗ trợ cho khẳng định này: Tác giả ghi nhận
            có “nhiều kiểu: phần nhiều giống như các Sampan của người
            Hoa có phên phủ... có cái giống như các proas thông thường
            của người Mã Lai, về thân ghe lẫn chằng néo các cột buồm” .
                                                                          2
               Về dụng cụ làm ruộng, một số nhà sử học Việt Nam đã nêu

            rõ ảnh hưởng của Chăm trên các dụng cụ này, đặc biệt là cây
            cày của người Việt. Cây cày của người Việt tại đồng bằng sông
            Hồng và sông Mã không mạnh ở đế, và có một cái lưỡi nhỏ và
            khá nhẹ để một vật kéo cũng có thể kéo nổi. Loại cày này thích
            hợp với loại đất không rắn lắm và ít cỏ, và đáp ứng các đặc tính
            đất đai ở phía bắc - được canh tác cả ngàn năm bởi một dân
            cư đông đúc - và chỉ thấy có ở phía bắc sông Gianh, ranh giới

            giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Khi người Việt từ phía bắc
            xuống phía nam, họ phải đối phó với một loại đất cứng và cỏ
            dày. Chính vì lý do đó mà người Việt đã sử dụng cây cày của
            người Chăm và cải tiến cho tiện sử dụng. Cây cày của người
            nông dân Chăm khá cứng cáp, đặc biệt nơi phần đế. Người Việt
            đã chế thêm một cái nang để điều chỉnh góc và biến cây cày này



            1   Nguyễn Bội Liên, Trần Vân An và Nguyễn Văn Phi, “Ghe bàu Hội An - xứ Quảng”, tham luận tại Hội nghị
               quốc tế về thành phố cổ Hội An, tháng ba 1990, trg. 2-3.
            2  Barrow, A Voyage, trg. 319.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   226   227   228   229   230   231   232   233   234   235   236