Page 228 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 228
226 XỨ ĐÀNG TRONG
thiêng của quyền bính của họ là một việc làm vọng lại điều các
vua lân cận ở Champa và Cao Mên đã làm trong nhiều thế kỷ
trước. Sự thay đổi giá trị cũng ảnh hưởng trên các khía cạnh
khác của xã hội, chẳng hạn vai trò của làng. Làng đã đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội cổ truyền Việt Nam. Làng
phối hợp các chức năng xã hội, kinh tế và tôn giáo làm một,
phản ánh cách thức người nông dân Việt Nam ràng buộc với đất
đai của họ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, chỉ có các làng Việt
Nam tại đồng bằng sông Hồng chật hẹp và tại Thanh Hóa, Nghệ
An mới đạt tới mẫu làng lý tưởng, đáp ứng nhu cầu phân phối
đất đai theo từng thời kỳ. Cũng trong những ngôi làng đã có từ
lâu đời và tương đối không thay đổi, như Đào Duy Anh lưu ý,
các địa vị xã hội xem ra hoàn toàn cố định, với một ít thay đổi
được coi là đáng kể nhưng lại tùy thuộc vào các cuộc thi với nội
dung Nho giáo hay các địa vị trước đây của họ. Tuy nhiên, tình
hình đã trở nên khác tại các vùng đất mới được mở, đặc biệt
từ Quảng Nam xuôi xuống phía nam. Đất đai tương đối nhiều
nên việc di chuyển trở thành bình thường đối với các gia đình
hay dòng họ người Việt. Đôi khi cả một làng đã dời tới một địa
điểm khác. Được thiết lập trên một cơ sở như vậy, mối quan
hệ với đất đai khó có thể là mối quan hệ khắng khít và cố định.
Tính cách di động này lại xung khắc trực tiếp với tính cách
ưu tiên của tập thể - một khái niệm cơ bản của Khổng giáo về
đời sống cộng đồng, nhấn mạnh đến hiện hữu của nhóm hơn
là tầm quan trọng của cá nhân. Cá nhân chỉ đáng kể trong mối
quan hệ cố định ở bên trong cộng đồng. Nói cách khác, một
cá nhân không thực sự là một nhân vị nếu cá nhân đó không
thuộc về một nhóm xã hội như làng chẳng hạn. Trớ trêu thay,
chính những người này lại tạo nên dòng chảy của những di dân
người Việt xuống phía nam. Như một nhà nghiên cứu người
www.hocthuatphuongdong.vn