Page 223 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 223
CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO 221
Cho tới lúc này, văn hóa Việt Nam chưa hề bị đặt trong một bối
cảnh khác biệt như vậy - thường là trong tư thế yếu hơn về mặt
số lượng - để tồn tại và phát triển. Đây không phải là nhiệm vụ
dễ dàng và không có gì cho thấy trước là người ta sẽ chắc chắn
thành công.
Chương này sẽ tìm hiểu một cách chi tiết một số trong nhiều
yếu tố liên quan đến quá trình hội nhập và sáng tạo này. Gần
như mọi khía cạnh của cuộc sống của người Việt tại Đàng
Trong, bằng cách này hay bằng cách khác, đều bị chi phối bởi
các cuộc thách thức khác nhau về mặt văn hóa và tự nhiên đặt
ra ở phía nam. Trong nhiều ví dụ chúng ta có thể có được, chúng
tôi chú trọng vào hai lãnh vực: các khía cạnh không chính thống
được phát triển trong đời sống tôn giáo và trong các giá trị văn
hóa của Đàng Trong, và các biến chuyển trong đời sống và văn
hóa vật chất của người Việt ở đây. Trong chương này, chúng tôi
tìm hiểu chủ yếu những đặc điểm của địa phương trong cuộc
sống ở Đàng Trong. Các đặc điểm này phản ánh sự tiếp biến về
mặt văn hóa của người Việt Nam nơi người Chăm, tuy nhiên,
một số nguồn khác cũng được quan tâm đến.
Tôn giáo và các giá trị khác
Khi người Việt dọc theo bờ biển tiến xuống tới vùng đất
sau này được gọi là Đàng Trong, họ đã khám phá ra một nền
văn hóa Chăm, lạ lùng nhưng quyến rũ. Âm nhạc Chăm đã trở
thành quen thuộc dưới triều Lý vào thế kỷ 10. Cách ăn mặc của
người Chăm cũng đã được các bà các cô người Việt vùng ranh
giới Việt-Chăm ưa thích ít ra là vào cuối thế kỷ 15. Những cái
tháp lộng lẫy của người Chăm có thể đã làm người Việt thán
phục. Việt Nam không có những kiến trúc như thế. Các di dân
www.hocthuatphuongdong.vn