Page 225 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 225

CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO                 223


            khoảng 400 chùa Phật giáo chỉ riêng tại Huế mà thôi . Barrow
                                                                   1
            cũng ghi nhận vào năm 1792 sự hiện diện của nhiều am thờ

            Phật:
               “ở mỗi lùm cây nhỏ gần vịnh Turan, có những cái hòm bằng gỗ
            đựng các cái giỏ đan hoặc là treo hoặc là gắn vào cành cây, một
            số có đựng hình ảnh làm bằng các vật liệu khác nhau” .
                                                                   2
               Dĩ nhiên đây không phải là một thứ Phật giáo tinh ròng.
            Nhưng như thế lại càng có tính hấp dẫn. Chẳng hạn, ngôi chùa
            nổi tiếng nhất ở Huế, chùa Thiên Mụ, mang danh một nữ thần
            của Lão giáo, nhưng lại có một chức năng Phật giáo với những
            dấu vết của các truyền thuyết địa phương. Trước hết, sự kiện
            cho thấy có một sự hòa hợp tôn giáo. Po Ino Nagar, một nữ

            thần lớn của người Chăm, cũng đã được Việt hóa thành Thiên
            y Ana, kế đó được đơn giản hóa thành Bà Ngọc hoặc Bà . vào
                                                                       3
            thời này, chúng ta thấy Công giáo đã trở thành quen thuộc đối
            với giới bình dân, mặc dù chính thể họ Nguyễn có nhiều lúc ra
            lệnh cấm cản dân theo tôn giáo này. Việc sùng bái của người
            dân bình thường ở phía nam có tính chiết trung - nghĩa là
            không bị bó hẹp vào một nguồn tư tưởng. Một bạn đồng hành

            của Poivre ghi:
               “Núi, rừng, sông, ngòi, ký ức về tổ tiên, lòng kính trọng đối với
            người đã khuất và đặc biệt thần thánh đều là đối tượng của việc
            thờ kính. Mỗi người có một vị thần cho óc tưởng tượng của mình.
            Có người thờ một cái cây, người khác thờ một tảng đá, v.v... do





            1  Poivre, Journal, trg. 381. Huế ngày nay có hàng trăm chùa và được gọi là “thủ đô của Phật giáo”. Xem
               Thanh Tùng, Thăm chùa Huế, Hội Văn nghệ thành phố Huế, 1989, trg. 3.
            2   John Barrow, A Voyage to Cochinchina, Oxford University Press, 1975, trg. 330.
            3   Xem Nguyễn Thế Anh, “Texts related to the Vietnamization of the Cham deity Po Nagar”, tham luận
               trình bày tại Hội nghị SEASSI về Lịch sử Việt Nam, Cornell, 7.1991. Câu truyện về một bức tượng được
               khai quật ở Quảng Nam quả là có ý nghĩa. Bức tượng Bà này - thần Po Ino Nagar được Việt Nam hóa
               - được tìm thấy cùng với một bức tượng khác có những nét rõ rệt của Hồi giáo. Bức tượng này hiện
               được lưu giữ ở Hội An.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230