Page 229 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 229

CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO                 227


            Việt đã tả: phía nam là một vùng đất dành “cho những ai không
            có quyền sống tại vùng đất cũ” . Hickey cũng lưu ý:
                                            1
               “Với ngôi làng mới (ở phía nam) được thiết lập bởi những
            người thuộc giai tầng thấp thay vì bởi bậc vị vọng trong xã hội cổ
            truyền, một số tri thức bí truyền liên quan đến lối sống cũ không
            thể không mất đi. Tuy nhiên, cũng theo lý lẽ đó, những người khai

            hoang này ít bị ràng buộc bởi những gò bó của một địa vị xã hội
            cao và những quy định trong cách ứng xử của xã hội cũ, nên được
            tự do phát huy sáng kiến, một đặc điểm thiết yếu của việc thích
            nghi đầy hiệu quả của họ khi họ liên tục tiến xuống phía nam” .
                                                                           2
               Trong những điều kiện như thế, người dân có khuynh hướng
            cởi mở và tự nhiên hơn. Taylor tả Nguyễn Hoàng như sau: “Ông

            đã dám liều mình mang tiếng là kẻ làm phản bởi vì ông đã tìm
            ra một nơi người ta không đặt nặng vấn đề này” . Đó là một
                                                                3
            thế giới rộng lớn hơn cho người ta một ý thức lớn hơn về tự
            do - tự do chọn nơi họ ưa thích và cách sống họ muốn. Lối suy
            nghĩ đáng lưu ý này của người di dân cũng còn được biểu lộ
            qua nhiều khía cạnh khác. Chúng tôi muốn kết thúc bằng một
            ví dụ về lòng quảng đại của người di dân đối với người khác,

            kể cả người ngoại quốc.
               Theo Borri, có thể vì nỗi vất vả họ đã trải qua khi là người di
            dân, nên người dân ở Đàng Trong dễ dàng “động lòng trắc ẩn”
            khi có người kêu đói ở cửa ngõ nhà họ. Ngược lại, cũng do lý lẽ
            đó, họ cũng hỏi xin bất cứ thứ gì họ thích với một người ngoại
            quốc và chờ đợi được đáp ứng một cách mau lẹ và rộng rãi như

            họ đã làm đối với một người ngoại quốc. Như Borri đã gợi lại:


            1   Trích dẫn từ Huỳnh Lứa, “Quá trình khai phá vùng Đồng Nai-Cửu Long và hình thành một số tính cách,
               nếp sống và tập quán của người nông dân Nam Bộ”, Mấy đặc điểm đồng bằng sông Cửu Long, Viện
               Văn hóa, Hà Nội, 1984, trg. 121.
            2   Hickey, “The Vietnamese village though time and war”, The Vietnam Forum, Yale Southeast Asia
               Studies, No.10, 1987, trg. 18.
            3   Keith Taylor, “Nguyễn Hoàng”, trg. 29.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234