Page 219 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 219
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 217
Một nghi lễ ở làng Hàm Hoa, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình, cho hiểu là việc cúng tế cũng được sử dụng vào các khía
cạnh khác liên quan đến đất đai. Cho tới thập niên 1920, việc
đặt ranh giới đất thuộc sở hữu của làng còn được tiến hành theo
kiểu xưa và mang hình thức một nghi lễ được cử hành một cách
trọng thể. Bắt đầu nghi lễ, người ta cúng một trinh nữ (bị chặt
làm hai khúc) và một người thanh niên trong làng ôm xác thiếu
nữ chạy xung quanh thửa đất của làng. Vết máu từ xác thiếu nữ
để lại trở thành ranh giới linh thiêng của làng .
1
Mặc dù người Việt và các dân cư khác trong vùng có nhiều
quan hệ và tiếp xúc với nhau, nhưng hai bên vẫn hoàn toàn
khác biệt nhau. Trong khi hôn nhân giữa người Việt và người
Chăm đã trở nên hết sức thông thường thì người ta lại ít thấy
có các vụ cưới xin giữa người Việt và người vùng cao nguyên.
Tình hình này có thể đã phản ánh quan điểm của người Việt
cho rằng rừng núi là vùng cấm, không thể định cư vì chướng
khí. Một xác tín góp phần giải thích tại sao người Việt chủ yếu
đi xuống phía nam thay vì sang phía tây. Người vùng cao nguyên
cũng có sự kỳ thị như vậy đối với người Việt. Người Việt bị coi
như là người lạ, người ngoài tại vùng đất mới, tại khắp vùng
đồi núi của Đàng Trong.
Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong các chương trước,
người Việt có thể đã rất mềm dẻo trong một vùng đất mới và
trong một môi trường mới. Chương sau sẽ triển khai giả thuyết
này bằng cách tìm hiểu chi tiết hơn cách thức người Việt ở Đàng
Trong tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hóa địa phương có
sẵn trong chuyển biến của một nước Việt Nam mới, có nhiều
khác biệt với tổ tiên và họ hàng của họ ở phía bắc.
1 Ngô Đức Thịnh, “Các quan hệ sở hữu”, trg. 388-389.
www.hocthuatphuongdong.vn