Page 215 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 215

NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG                                   213


            “Dân địa phương ở đây (Đàng Trong) sống lẫn lộn với người

            Mọi” . Đây có thể được coi như là một trong những nét đặc
                 1
            trưng nhất của Đàng Trong. Một từ ngữ được dùng ở Quảng
            Bình cũng gợi lên ý tưởng này: “mọi biển”. Từ này chỉ dân sống
            bằng nghề đánh cá ở biển . Từ “mọi” ở đây có thể ám chỉ hoặc
                                       2
            người Chăm hoặc các dân đánh cá khác còn tiếp tục sống trong
            vùng một thời gian sau khi người Việt tới đây.

               Tất cả các làng cao nguyên được ghi đậm nét trong đồ biểu 5
            và 6, đều đóng thuế cho họ Nguyễn vào thế kỷ 18. Do đó, những
            người này có thể là “Mọi thuộc” để phân biệt với “Mọi hoang”.
            Họ Nguyễn làm thế nào để kiểm soát được những người “Mọi”
            này? Chắc chắn là có phần nhờ vào yếu tố địa dư. Tuy nhiên,
            nhu cầu buôn bán với vùng bờ biển đã bị người Việt chiếm
            cứ cũng đã là một lý do khác nữa. Điều lý thú là chúng ta còn

            có một từ khác nữa, “Mọi buôn”, chỉ những người vùng cao
            nguyên có những quan hệ buôn bán với người Việt, và rất có
            thể cả những người cao nguyên đóng thuế cho họ Nguyễn. Số
            dân cư có những quan hệ như vậy với người Việt rất có thể đã
            sống chủ yếu trong những vùng đồi thấp hơn, khác với những
            người “Mọi cao”. Dầu vậy, cũng có những tộc ít người xem ra
            đã tránh được sự xâm nhập và kiểm soát của người Việt một

            cách hữu hiệu, mặc dù sống rất gần với các khu định cư của
            người Việt. Chẳng hạn, Christian Simounet ghi nhận có hai
            bộ lạc người Die và người Khatu đã sống ngoài sự kiểm soát
            này cho tới những năm 1950, mặc dù đất đai của họ nằm cách
            không quá 9km về phía tây thành phố Đà Nẵng. Người Khatu




            1   Hạ môn chí, Trung Quốc phương chí tùng thư (trong bộ Trung Quốc địa phương chí), số 80, in lần thứ
               nhất 1839, in lại năm 1967, Thành Văn xuất bản xã, Đài Bắc, trg. 151.
            2   Xem Ngô Đức Thịnh, “Vài nét về sự phân bố và tên gọi hành chính của các làng xã ở Quảng Bình trước
               Cách mạng tháng Tám”. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội,
               1977, quyển 1, trg.403.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220