Page 212 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 212

210                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             tất cả đều ở phía bắc tỉnh Sông Bé ngày nay. Nhóm thứ nhất,
             mặc dù có nước da ngăm đen theo típ người negrito nhưng lại

             có mức độ Việt hóa đậm hơn. Nhóm hai có nước da tái hơn,
             giống như người Malaysia hay người Chăm, bị coi là “kém văn
             minh” hơn, dưới con mắt người Việt . Dĩ nhiên, cả hai nhân tố
                                                   1
             này có thể đã tác động lên nhau.

                Nhưng dù với lý do nào đi nữa thì giá nô lệ thấp cho người
             ta hiểu được tại sao một gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long
             vào thế kỷ 18, có thể có 50 hay 60 nô lệ. Chắc chắn lao động nô
             lệ có thể đã là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển và
             mở rộng diện tích sản xuất lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long
             vào thời kỳ đầu người Việt Nam định cư tại đây. Tình hình này
             tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ 19, theo báo cáo của Silvestre về
             chế độ nô lệ ở phía bắc và đông bắc Sài Gòn cách riêng . Trương
                                                                    2
             Vĩnh Ký cũng nhận ra được một chợ buôn bán nô lệ gọi là “Cây

             da thằng Mọi”, gần phố Thuận Kiều ở đông bắc Sài Gòn .
                                                                       3
                Hiếm thấy có thừa sai người Pháp từng viếng thăm vùng
             cao nguyên Trung phần trong thế kỷ 19 bỏ qua không nói đến
             việc buôn bán nô lệ bao gồm trước tiên việc người miền xuôi

             săn đuổi số dân cư ‘mọi rợ’ ở vùng sâu và bán họ làm nô lệ” .
                                                                            4
             Cả người Thượng cũng tham gia vào việc buôn bán này. Người
             ta nói là Kon Trang, một làng của người Sedang trong vùng
             sông Bla, đã hoạt động như là một trung tâm của những người



             1   Xem “Monographie de la province de Thudaumot”, BSEI, No.58, 1910, trg. 28.
             2   M. Silvestre, “Rapport sur l’esclave”, Excursions et Reconnaissances, No.14, 1880, trg. 95-144. Trích
                trong Hickey, Sons of the Mountains, trg. 211.
             3   Trương Vĩnh Ký, “Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs”, Excursions et Reconnaissances,
                No.23, 1885, trg. 24-25. Ông nói là chợ này ở Chợ Điểu Khiển. Đại Nam nhất thống chí, kết thúc vào
                năm 1882, gần cùng thời với bài của Trương Vĩnh Ký, có nói đến Chợ Điểu Khiển nhưng lại không nói
                một chữ nào về việc buôn bán nô lệ. Xem Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Việt, Nha Văn hóa,
                Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1973, quyển 1, trg. 27.
             4    Hickey, Sons of the Mountains, trg. 210. Tác giả cũng nói là vào thập niên 1880 “Các thương gia người
                Việt và người Hoa tới buôn bán với các dân làng trong vùng núi từ Quảng Nam đến Bình Thuận cũng
                săn đuổi nô lệ và đem bán ở xứ An Nam.”

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217