Page 209 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 209
NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG 207
nên quen thuộc tại Đàng Trong. Một số nguồn tư liệu thuộc thế
kỷ 17 và 18 của Việt Nam cũng đã xác nhận một cách rõ ràng
kết luận này.
Tấm bia do một quan chức của họ Nguyễn, Nguyễn Đức
Hòa, thuộc làng Phú Hòa bây giờ, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam, thiết lập năm 1697 là một ví dụ. Tấm bia này liên quan
đến 43,69 mẫu đất ông để dành chi tiêu vào việc hương nến tại
đền thờ họ nhà ông. Tấm bia kê khai các quy định liên quan đến
việc quản lý việc phân chia và số nô lệ (hương hỏa nô ) được
1
chỉ định để trồng trọt số đất này. Quy định bao gồm:
“a. Nô lệ sống trong các khu khác nhau, người khéo léo nhất,
đàn ông hay đàn bà, cầm đầu họ.
b. Các thế hệ sau này của gia đình chính thức không được phép
bắt các nô lệ này làm việc riêng cho mình. Kẻ nào bất tuân sẽ bị
đuổi ra khỏi gia đình.
c. Nếu các nô lệ tìm cách trốn, gia đình có quyền bắt chúng lại
và đem bán đi nơi khác” .
2
Bia này cho thấy, ngoài hương hỏa nô, tại Đàng Trong vào
thế kỷ 17, còn có loại nô lệ thường, đàn ông có, đàn bà có. Các
gia đình tư nhân có thể làm chủ một số lớn nô lệ: Nguyễn Đức
Nghinh cho ta hiểu là để canh tác 45 mẫu đất (22 ha) cần phải
có 40 hay 50 nông nô. Việc chiếm hữu nô lệ cũng được phát
triển ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỷ 18 như Lê Quý
Đôn ghi nhận trong Phủ biên:
“Nhà con quyền họ Nguyễn cũng để cho người ta đi thu gom
con trai, con gái người Mọi ở các đầu nguồn, đem bán làm nô
tì... cho tự lấy nhau sinh đẻ nuôi nấng thành người, cày ruộng,
làm nghề nghiệp, do đó mà thóc rất nhiều. Người giàu ở các địa
1 Nghĩa là nô lệ có phận sự duy trì hương khói.
2 Tư liệu lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội, số ký hiệu 20922-20923. Xem phần phân tích bia này của
Nguyễn Đức Nghinh, NCLS, số 197, 1981, trg. 80-83.
www.hocthuatphuongdong.vn